Hà Nội: Hỗn chiến kinh hoàng khi tranh hát karaoke ngay tại quán bia

(PLO) - Trong lúc uống bia, nhóm bạn của Trần Văn Dụng (SN 1990, trú tại thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) hát karaoke ngay tại quán bia. Trong người đã có hơi men, nhóm của Dụng đã mâu thuẫn với một nhóm thanh niên khác vì tranh giành hát trước. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là hai nhóm thanh niên đã phừng phừng hơi men lao vào hỗn chiến, hậu quả khiến 2 người bị trọng thương...
Hà Nội: Hỗn chiến kinh hoàng khi tranh hát karaoke ngay tại quán bia
Hỗn chiến kinh hoàng
Ngày 13/7, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 26/6 tại thôn Xuân Đồng (xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn). Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 đối tượng gồm hai anh em Trần Văn Dũng, Trần Văn Dụng (cùng SN 1990, ngụ tại thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn), Trần Văn Long (tức Lương, SN 1988, ngụ tại thôn Yên Tàng) và Nguyễn Văn Linh (SN 1989, ngụ tại thôn Ngô Đạo, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn) về hành vi cố ý gây thương tích.
Theo tài liệu điều tra, khoảng 18h30 ngày 26/6, Nguyễn Văn Việt (SN 1991, trú tại thôn Trung Kiên, xã Trung Giã, Sóc Sơn) và Nguyễn Văn Lành (SN 1992, trú tại thôn Xuân Đồng, xã Tân Minh) đến quán bia ở thôn Xuân Đồng (xã Tân Minh). Tại đây, Việt gọi điện rủ bạn gồm Linh, Dụng, Long đến cùng uống. Cùng thời điểm đó, nhóm của Nguyễn Minh Tuấn, Phan Văn Đông, Đàm Đình Quảng (cả 3 đều SN 1984, ngụ tại thôn Xuân Đồng, xã Tân Minh) uống tại bàn bên cạnh.
Được biết, chủ quán bia có bố trí một giàn máy hát karaoke để mọi người vừa uống bia vừa hát. Trong quá trình này, hai nhóm thanh niên trên đã nảy sinh mâu thuẫn vì tranh giành hát karaoke. Sau một hồi “lời qua tiếng lại”, mâu thuẫn giữa hai nhóm càng tăng lên, đỉnh điểm là cuộc chiến “mưa” gạch đá. Sau cuộc hỗn chiến, Tuấn bị thương tích ở đầu. Bị đuổi đánh, Linh gọi điện bảo Trần Văn Dũng (em trai của Dụng) mang dao đến để trả thù nhóm của Quảng. 
Ngay sau đó, Dũng mang 1 con dao quắm và một con dao phay đến nhưng không tham gia mà bỏ về trước. Được tiếp ứng, đối tượng Linh cầm dao phay, Dụng cầm dao quắm, còn Long cầm hai tay hai viên gạch quay lại quán bia tìm nhóm của Quảng để trả thù. Sau khi quay trở lại quán bia, hai bên tiếp tục lao vào hỗn chiến. Nhóm của Dụng dùng dao và gạch tấn công đối thủ. Bị tấn công, nhóm của Quảng lập tức dùng vỏ chai bia, gậy gỗ chống trả.
Ngay sau đó, vụ ẩu đả được người dân báo công an, các đối tượng Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Dụng, Trần Văn Dũng, Trần Văn Long bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Đối với Dũng, mặc dù không trực tiếp không tham gia đánh nhau nhưng là người đã mang hung khí đến đưa cho Linh và Dụng để đánh nhau. Hành vi của Trần Văn Dũng đã đồng phạm về hành vi cố ý gây thương tích cùng với Dụng, Linh.
Một số đối tượng trong vụ án
 Một số đối tượng trong vụ án
“Ma men” dẫn lối và bài học đắt giá
Được biết, các đối tượng Long, Dũng và Dụng trước đó đã có 1 tiền sự. Mâu thuẫn giữa hai nhóm thanh niên bắt nguồn từ việc tranh giành hát karaoke ở quán bia. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là cả hai nhóm khi đó đều đang phừng phừng hơi men nên từ chuện nhỏ mới hóa thành ẩu đả, dẫn tới cuộc hỗn chiến kinh hoàng. 
Một người dân sống gần hiện trường cho biết: “Hôm đó trời nhá nhem tối, tôi đang ở trong sân thì nghe thấy tiếng ồn ào, cãi nhau. Sau đó là tiếng chửi bới rồi thấy hai nhóm thanh niên lao vào đánh nhau. Lúc đó mọi người ở gần đó sợ cũng không ai dám vào can ngăn vì họ cầm dao. Thanh niên bây giờ ghê quá, lúc uống rượu bia vào rồi hơi tí là đánh, chém nhau. Không hiểu là mấy thanh niên bị chém sau khi được đưa đi bệnh viện cấp cứu thì tình hình thương tích như thế nào”.
Được biết, sau trận hỗn chiến, Tuấn và Đông phải đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn điều trị. Tuy nhiên, do Tuấn bị thương nặng nên sau đó anh này phải chuyển đến Bệnh viện Xanh-Pôn mổ vết thương ở đầu, đến nay chưa đủ điều kiện sức khoẻ để làm việc với cơ quan chức năng. Theo kết quả giám định tỷ lệ thương tật, Nguyễn Minh Tuấn tổn hại 48% sức khỏe, Phan Văn Đông tổn hại 11% sức khỏe.
Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh cho một bộ phận thanh niên hiện nay thiếu sự hiểu biết về pháp luật, từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp này, nếu như hai nhóm thanh niên trên không tranh giành nhau hát karaoke, hoặc nếu như khi xảy ra mâu thuẫn thì cả hai có thể hòa giải, không để mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh. Thế nhưng hai nhóm lại không chọn những cách đó, trong người có hơi men họ đã không kiềm chế được bản thân nên để xảy ra vụ việc đáng tiếc trên.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, chiếu theo Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” thì trong trường hợp này, các bị can có thể sẽ bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3; khung hình phạt là từ 5 năm đến 15 năm tù. 
“Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ thanh niên vẫn còn coi thường pháp luật, chỉ cần một ánh mắt, cái nhếch môi, lời nói... không đúng lúc, đúng nơi là có thể đã xảy ra một cuộc hỗn chiến dẫn đến thiệt mạng. Máu người vốn nóng, còn kẻ thủ ác thường được gọi là “máu lạnh” cộng thêm với cái đầu nóng do men rượu, bia đem lại. Phải chăng họ nên biết kiềm chế, biến cái đầu từ nóng sang lạnh, máu từ lạnh sang nóng thì đâu đến nỗi người người bị thương tích nhập viện cấp cứu, rồi cảnh tang tóc, kẻ phải đi tù...”, luật sư Ứng bày tỏ quan điểm.
Điều 104 BLHS: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, chiếu theo Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” thì trong trường hợp này, các bị can có thể sẽ bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3; khung hình phạt là từ 5 năm đến 15 năm tù. 
“Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ thanh niên vẫn còn coi thường pháp luật, chỉ cần một ánh mắt, cái nhếch môi, lời nói... không đúng lúc, đúng nơi là có thể đã xảy ra một cuộc hỗn chiến dẫn đến thiệt mạng. Máu người vốn nóng, còn kẻ thủ ác thường được gọi là “máu lạnh” cộng thêm với cái đầu nóng do men rượu, bia đem lại. Phải chăng họ nên biết kiềm chế, biến cái đầu từ nóng sang lạnh, máu từ lạnh sang nóng thì đâu đến nỗi người người bị thương tích nhập viện cấp cứu, rồi cảnh tang tóc, kẻ phải đi tù...”, luật sư Ứng bày tỏ quan điểm.
Điều 104 BLHS: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Đọc thêm