Phát hiện họ hàng mới của khủng long ăn thịt

Một sinh viên người Anh mới đây phát hiện phần hóa thạch của ‘họ hàng’ mới với loài khủng long ăn thịt tại Trung Quốc. Michael Pittman đã tình cờ vấp phải một bộ xương hóa thạch của loài Linheraptor trong chuyến du lịch tới vùng Nội Mông.  

Một sinh viên người Anh mới đây phát hiện phần hóa thạch của ‘họ hàng’ mới với loài khủng long ăn thịt tại Trung Quốc. Michael Pittman đã tình cờ vấp phải một bộ xương hóa thạch của loài Linheraptor trong chuyến du lịch tới vùng Nội Mông.

Loài khủng long dài 2,44 m với phần nanh vuốt giống lưỡi hái này có họ hàng với Velociraptor, một trong những “ngôi sao” đáng sợ của bộ phim Công viên kỷ Juras.
 

Phần hóa thạch đẹp của khủng long Linheraptor.


Giống như “ông anh họ” nổi tiếng của mình, Linheraptor có phần móng vuốt lớn, được dùng để săn đuổi kẻ thù. Loài khủng long nặng 25 kg, sống cách đây 75 triệu năm này có thể di chuyển mau lẹ và uyển chuyển trên đôi chân sắc nhọn của mình.

Pittman, sinh viên ĐH London, cho biết việc tìm thấy xương khủng long hóa thạch ở vách đá giống như giấc mơ thời thơ ấu đã thành hiện thực. “Lúc đó, tôi nhìn thấy một phần gì đó giống như móng vuốt trồi ra khỏi vách đá nên cẩn thận tách chúng ra để xác minh. Khi nhìn kĩ tôi chắc chắn rằng đó là một phần của khủng long ăn thịt. Khi còn bé tôi đã luôn mơ mình sẽ khám phá ra được một con khủng long bằng xương bằng thịt và không bao giờ từ bỏ ý định đó. Điều đáng ngạc nhiên là phát hiện của tôi lại là phần hóa thạch của một loài có họ với Velocirapto, chim săn mồi tốc độ”, Pittman kể lại.
 

Phác thảo "chân dung" của khủng long ăn thịt.


Giáo sư Xu Xing, đến từ Viện Cổ sinh vật học và Động vật có xương sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nhận xét: “Đây là một mẫu vật hóa thạch rất đẹp và nó tiết lộ một cuộc cách mạng trong thời đại của khủng long ăn thịt”.

Cả Linheraptor và Velociraptor đều thuộc gia đình khủng long ăn thịt, sinh sống trong Kỷ Phấn Trắng. Linheraptor là loài khủng long ăn thịt thứ năm được tìm thấy ở vùng Wulansuhai, có mối quan hệ mật thiết với loài Tsaagan được tìm thấy ở Mông Cổ năm 1993.

Nguồn: Đất Việt

Đọc thêm