Các nhà khảo cổ học Mỹ vừa phát hiện hóa thạch chủng cá sấu mới thời viễn cổ với xương đầu và hàm dưới được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh.
Loài cá sấu cổ này có mũi giống mũi lợn và điều đặc biệt là chúng thuộc chủng loại ăn chay hoàn toàn.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho chủng cá sấu mới phát hiện là Simosuchus clarki. Cá sấu Simosuchus clarki sinh sống trên đảo Madagascar cách ngày nay 66 triệu năm, đúng vào thời kỳ khủng long tuyệt chủng.
Cá sấu Simosuchus clarki có ngoại hình khác hoàn toàn với cá sấu hiện đại. Chúng có chiều dài khoảng 0,6m, mũi giống như mũi lợn, răng hình lá, cơ thể ngắn và thô, hàm dưới ngắn và thấp.
Theo các nhà khoa học, cá sấu Simosuchus clarki không nằm phục gần các khu hồ nước để rình bắt những con mồi như những loài cá sấu hiện đại bởi chúng chủ yếu ăn thực vật. Lúc bình thường chúng sẽ ấn nấp trong các bụi cỏ để né tránh những kẻ săn mồi.
Tiến sỹ Christopher Brochu, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết Simosuchus clarki là loài cá sấu kỳ dị nhất được phát hiện từ trước đến nay.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho chủng cá sấu mới phát hiện là Simosuchus clarki. Cá sấu Simosuchus clarki sinh sống trên đảo Madagascar cách ngày nay 66 triệu năm, đúng vào thời kỳ khủng long tuyệt chủng.
Cá sấu Simosuchus clarki có ngoại hình khác hoàn toàn với cá sấu hiện đại. Chúng có chiều dài khoảng 0,6m, mũi giống như mũi lợn, răng hình lá, cơ thể ngắn và thô, hàm dưới ngắn và thấp.
Theo các nhà khoa học, cá sấu Simosuchus clarki không nằm phục gần các khu hồ nước để rình bắt những con mồi như những loài cá sấu hiện đại bởi chúng chủ yếu ăn thực vật. Lúc bình thường chúng sẽ ấn nấp trong các bụi cỏ để né tránh những kẻ săn mồi.
Tiến sỹ Christopher Brochu, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết Simosuchus clarki là loài cá sấu kỳ dị nhất được phát hiện từ trước đến nay.
Theo Ngọc Thúy
Vietnam+