Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây yếu cơ. Bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường các cơ bị yếu. Tập yoga nhẹ nhàng, bơi, chạy bộ là những hoạt động khác có thể tăng cường cơ bắp. Nếu bạn khó tập luyện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu sớm nhất có thể.
2. Chèn ép dây thần kinh cột sống
Dây thần kinh bị chèn ép cũng là một nguyên nhân gây nhược cơ bắp chân. Bạn cần tư vấn bác sĩ vật lý trị liệu về tình trạng này. Mát-xa nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tăng cường lưu thông máu, giúp vận chuyển các dưỡng chất thiết yếu đi khắp cơ thể.
3. Bệnh thần kinh cơ
Bệnh này có thể gây yếu cơ. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên tập luyện nhẹ nhàng như nâng chân thẳng, tập yoga đơn giản. Tuy nhiên, nên tư vấn bác sĩ trước khi thử những bài tập này.
4. Yếu chân
Yếu chân có thể do một số thuốc gây ra. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn tuân thủ nghiêm ngặt những bài tập đặc biệt.
5. Thiếu hụt vitamin D
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu vitamin D được cho là gây yếu cơ chân. Tia bức xạ của mặt trời giúp cơ thể nhận được vitamin này. Do vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm trong 10-15 phút có thể giúp chân khỏe hơn. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá thu, cá hồi, cá mòi, sữa, nước ép cam hay ngũ cốc.
6. Mất nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây yếu cơ chân và chuột rút. Nên uống nước và nước hoa quả để chống mất nước và tăng cường cơ bắp. Ngoài ra, bạn có thể uống sữa vì sữa giàu canxi, cần thiết cho cơ chắc khoẻ.
7. Hoạt động quá nhiều
Đây là nguyên nhân khác gây yếu cơ nên tránh. Nên nghỉ ngơi thường xuyên để phục hồi sức khoẻ và giúp cơ chắc khoẻ.
8. Dùng thuốc
Một số bệnh như tiểu đường, thiếu máu có thể gây yếu cơ, chuột rút ở chân. Chế độ ăn cùng với các thuốc bác sĩ kê đơn có thể có lợi rất nhiều cho người bệnh.