Phương pháp mới phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Neurology, đo nồng độ của một số protein nhất định trong dịch xương sống có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh Alzheimer và giúp dự đoán những bệnh nhân nào đang gặp một số vấn đề về trí nhớ có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Neurology, đo nồng độ của một số protein nhất định trong dịch xương sống có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh Alzheimer và giúp dự đoán những bệnh nhân nào đang gặp một số vấn đề về trí nhớ có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Theo tiến sỹ Geert De Meyer của Đại học Ghent ở Bỉ, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, phương pháp này còn có thể giúp xác định những dấu hiệu sớm của căn bệnh này ở những người khỏe mạnh.

Trong thí nghiệm của mình, tiến sỹ De Meyer và các đồng nghiệp đã phân tích các chất dịch trong cột sống ở hơn 110 người lớn có chức năng não hoạt động bình thường, 200 người bị suy giảm nhận thức dạng nhẹ - tiền thân của chứng mất trí nhớ - và hơn 100 người bị bệnh Alzheimer.

Phát hiện mới về bệnh Alzheimer giúp chẩn đoán sớm, tăng khả năng chữa trị


Kết quả cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại protein có mối liên hệ với căn bệnh này và một loại protein khác cho thấy chức năng não khỏe mạnh.

Cụ thể, các nhà khoa học nhận thấy 90% những người bị bệnh Alzheimer có mẫu bệnh này trong dịch tủy sống của họ, ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ, tỷ lệ này là 71% và ở những người bình thường là 36%.

Hiện nay các bác sỹ vẫn sử dụng phương pháp truyền thống chẩn đoán bệnh Alzheimer bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác của việc mất trí nhớ như đột quỵ, các khối u hay nghiện rượu nặng.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp các bài thử nghiệm bằng giấy và bút chì. Tuy nhiên, phương pháp xác định protein và các kỹ thuật hình ảnh giúp xác định căn bệnh này dễ hơn nhiều. Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai..., cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Alzheimer là một bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi trên 65 tuổi và tiến triển ngày càng nặng.

Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc bệnh càng cao. Ở lứa tuổi từ 65-69 tỉ lệ mắc khoảng 0,5%, tuổi từ 75-79 là 2%, từ 80-84 tuổi là 3% và có đến trên 8% đối với tuổi trên 85. Căn nguyên của bệnh đã được nghiên cứu nhiều nhưng đến bây giờ vẫn có nhiều giả thiết khác nhau.

Người ta thấy rằng bệnh lý Alzheimer có tính chất gia đình một cách rõ ràng, khoảng 40% bệnh nhân Alzheimer có tiền sử trong gia đình có người bị bệnh. Việc điều trị căn nguyên gây ra bệnh Alzheimer rất khó và hiện nay vẫn tập trung vào điều trị triệu chứng là chính.

Khi bạn thấy một người nào đó trong gia đình mình ở lứa tuổi từ 40 trở lên có những biểu hiện hay quên, hãy thận trọng và khuyên họ nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt và bác sỹ có thể giúp bạn theo dõi, phát hiện sớm bệnh, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh./.

Nguồn: Tin tức online

Đọc thêm