QH yêu cầu báo cáo về phòng chống tham nhũng

Ngoài các vấn đề Văn phòng Quốc hội đề xuất, cuối tuần quan, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp QH thứ 3, nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn đề nghị Chính phủ báo cáo thêm một số vấn đề “nóng” được cử tri cả nước đặc biệt quan tâm như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, an toàn giao thông, khiếu nại tố cáo…

Ngoài các vấn đề Văn phòng Quốc hội đề xuất, cuối tuần quan, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp QH thứ 3, nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn đề nghị Chính phủ báo cáo thêm một số vấn đề “nóng” được cử tri cả nước đặc biệt quan tâm như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, an toàn giao thông, khiếu nại tố cáo…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi cùng các đại biểu trong một phiên họp của  Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi cùng các đại biểu trong một phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

Cần thảo luận nhiều về tái cấu trúc nền kinh tế

Về dự kiến kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: VPQH đã gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, ĐBQH và các cơ quan hữu quan.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Đoàn ĐBQH, ĐBQH, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, VPQH đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về: tình hình triển khai thực hiện các đạo luật đã được QH Khóa XII ban hành trong năm 2009 và 2010 cũng như tác động của các đạo luật đó từ khi có hiệu lực thi hành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ DN, hộ gia đình, cá nhân ổn định phát triển sản xuất; các vấn đề liên quan đến các đập thủy điện, quản lý sử dụng đất năm 2012 và những tháng đầu năm 2012...

Cơ bản nhất trí bổ sung các nội dung trên tại kỳ họp thứ ba song một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong 3 năm qua, hàng chục đạo luật đã được thông qua, có những đạo luật mới có hiệu lực, nên việc đề nghị Chính phủ báo cáo tất cả là không phù hợp, mà chỉ đề nghị báo cáo về một số đạo luật quan trọng, tác động lớn.

Liên quan đến Đề án tái cấu trúc nền kinh tế, một trong những nội dung quan trọng sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ ba, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt lưu ý: “Phải tập hợp được trí tuệ của 500 đại biểu Quốc hội vào báo cáo này”. Cho rằng Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị cần dành nhiều thời gian để Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến.

Còn Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về vấn đề khiếu nại tố cáo, an toàn giao thông, công tác phòng chống tham nhũng và lãng phí. Đề xuất này của ông Pha được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ủng hộ. “Chính phủ cần có báo cáo riêng gửi đại biểu Quốc hội về việc xử lý, giải quyết vụ việc ông Đoàn Văn Vươn ( Hải Phòng) vì đây là một vụ việc bức xúc nổi cộm trong thời gian qua”,  Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn góp thêm.

Bỏ phiếu tín nhiệm: Phải thận trọng

Cùng với Đề án tái cấu trúc nền kinh tế, Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội cũng sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 3 tới đây.

Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là đề xuất hàng năm Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố công khai; người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số đại biểu Quốc hội 2 lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc từ chức. Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao UBTVQH trình Quốc hội quy chế để thực hiện việc bỏ phiếu, đồng thời gợi ý quy chế này “phải thận trọng, bám sát luật”.

Kỳ họp thứ ba Quốc hội khá XIII dự kiến sẽ khai mạc vào 21/5 tới đây.

Hà Anh

Đọc thêm