Ả rập Saudi trong “cuộc chiến” giữa các hoàng tử

(PLO) -Để khắc chế cục diện đó, ngày 7/12/2007, Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz Al Saud thành lập một “Ủy ban Trung hiếu” (Allegiance Council) gồm những người mang huyết thống thân cận nhất trong hoàng tộc để thay thế cho Ủy ban Hijaz đã nằm ngoài tầm kiểm soát của ông. 
Hoàng tử Mansour bin Muqrin bất ngờ tử nạn do rơi trực thăng
Hoàng tử Mansour bin Muqrin bất ngờ tử nạn do rơi trực thăng

Các thành viên Ủy ban này do Quốc vương lựa chọn từ những con cháu của dòng dõi Quốc vương khai quốc Adulaziz Al Saud. Khi nào cần chọn ra Thái tử thì nhà vua đề xuất 3 nhân sự để Ủy ban này bầu chọn ra 1 người. 

Ủy ban Trung hiếu

Khi mới thành lập, Ủy ban Trung hiếu có 28 người, trong đó 9 người là con trai Quốc vương khai quốc Adulaziz Al Saud, 19 người cháu. Quốc vương và Thái tử không được tham gia Ủy ban này. Người đứng đầu Ủy ban là Mishaal bin Abdulaziz al Saud – con trai thứ 13 của Adulaziz Al Saud. Ông này thuộc hệ phả Abdulaziz, mẹ là người Li-băng, xưa nay chưa hề được chỉ định là người kế vị. Đó là lý do ông được lựa chọn làm người đứng đầu Ủy ban Trung hiếu.

Năm 2011, hoàng tử Mishaal bin Abdulaziz al Saud qua đời; năm 2015 đến lượt Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz Al Saud băng hà, tân Quốc vương Salman nhân cơ hội đó cải tổ lại Ủy ban Hijaz, hiện nay số thành viên Hijaz đã tăng lên thành 34 người. Các hoàng tử được tham gia Hijaz là những hoàng tử ưu tú nhất, được hưởng những đặc quyền cao nhất. Số lượng thành viên nhiều nhất của Hijaz là 36 (tức số con trai sống đến thành niên của Quốc vương khai quốc). 

Số người đủ tư cách để tham gia Hijaz rất đông, theo trình tự kế tục có thể lên tới hàng trăm. Nằm ở phạm vi bên ngoài Hijaz chính là các hoàng tử trực hệ, tức những người có cha đủ tư cách tham gia Hijaz hoặc Ủy ban Trung hiếu, còn bản thân họ thì không đủ tư cách do không phải người kế vị theo quy định hậu duệ trực tiếp. Hai hoàng tử Miteb bin Abdullah và Turki bin Abdullah bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng vừa qua chính là những người thuộc diện này. 

Miteb bin Abdullah là con trai thứ 3 của cố vương Abdullah Bin Abdul-Aziz (qua đời 2015), còn Turki bin Abdullah là con trai thứ 7. Họ đều không thể có chân trong Ủy ban Trung hiếu, nhưng trước khi diễn ra chiến dịch chống tham nhũng, họ đều là những người có quyền cao chức trọng trong số các hoàng tử. Hoàng tử Turki bin Abdullah từng nổi tiếng một thời vì sở hữu chiếc xe đua làm bằng vàng. Hoàng tử Mansour bin Muqrin  - người tử nạn trong vụ rơi trực thăng lại là con trai thứ tư của cựu Thái tử Muqrin bin Abdulaziz được Quốc vương Salman chỉ định là người kế vị thứ nhất sau khi ông ta đăng quang. Cha ông là thành viên của cả Ủy ban Trung hiếu lẫn Hijaz, nhưng bản thân Mansour bin Muqrin thì không được hưởng tư cách đó.

Hoàng tử Mishaal bin Abdulaziz al Saud - người đứng đầu Ủy ban Trung hiếu
Hoàng tử Mishaal bin Abdulaziz al Saud - người đứng đầu Ủy ban Trung hiếu

Chống tham nhũng hay đấu đá cung đình?

Chiến dịch chống tham nhũng và vụ rơi trực thăng liên quan đến rất nhiều hoàng tử “có máu mặt”, đều là các hoàng tử trực hệ thuộc hệ thống của cố vương Abdullah bin Abdulaziz Al Saud. Sau khi Salman lên kế vị, đầu tiên đã lấy lý do “tuổi tác không phù hợp” để đưa hoàng tử Muhammad bin Nayef, cháu nội của Adulaziz Al Saud và Hassa bint Ahmed Al Sudairi thuộc “Thất hiền vương) vào vị trí Thái tử thay cho người em cùng cha khác mẹ của mình là Muqrin bin Abdulazi. Sau đó, Salman lại lấy lý do “Ủy ban Trung hiếu bỏ phiếu” để đưa con trai ông là hoàng tử Mohammad bin Salman Al Saud sinh năm 1985 thay thế  Muhammad bin Nayef làm Thái tử.

Cuộc ra tay lần này dưới danh nghĩa “chống tham nhũng” được nhiều nhà phân tích cho rằng thành phần tham gia cuộc đấu cung đình rất lớn. Đương kim Quốc vương mới lên ngôi được 2-3 năm, đầu tiên đã bãi bỏ chế độ anh em nối ngôi kéo dài suốt nửa thế kỷ qua, tiếp đó lại sắp sẵn vị trí cho con trai, nếu không “dọn dẹp” Ủy ban Trung hiếu và các hoàng tử  ở phía sau họ thì rõ ràng nhà vua không thể yên tâm. Do ảnh hưởng của Ủy ban Trung hiếu quá lớn, hiện nay ngoài việc 2 lần thay đổi Thái tử đã xong, việc thanh lọc các hoàng tử trực hệ thì bây giờ mới bắt đầu.

Số lượng các hoàng tử trực hệ cụ thể là bao nhiêu? Có nhiều con số khác nhau: 200, 600, thậm chí 1.500 bởi cách hiểu về “trực hệ” khác nhau. Ngoài các hoàng tử trực hệ còn có các “hoàng tử quyền thế”. Những hoàng tử này là hậu duệ đời thứ 3, 4 của Quốc vương khai quốc Adulaziz Al Saud nhưng không có bất cứ khả năng nào được tham gia Ủy ban Trung hiếu, có quan hệ họ hàng xa dần với nhóm những người đang nắm quyền, nhưng lại có những đặc quyền trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa… Tỷ phú, “Vương tôn Đỏ” Alwaleed bin Talal – “người giàu nhất Ả rập Saudi” nạn nhân của cuộc “chống tham nhũng” lần này chính là một người thuộc loại này. Theo tạp chí “Forbes” thì Talal bin Abdulaziz Al Saud có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Tài sản tĩnh của ông ước tính 17 tỷ USD. Ông có ngôi nhà rộng 470 phòng lát đá trong Hoàng cung, sử hữu 1 chiếc Boeing 747 được thiết kế riêng, có trung tâm nghỉ dưỡng rộng 120 mẫu Anh ở ngoại ô Riyadh trong đó có 5 ngôi nhà, hồ nhân tạo với 1 thung lũng nhỏ.

Cha ông, “Hoàng tử đỏ” Talal bin Abdulaziz Al Saud là con trai thứ 20 của Quốc vương khai quốc Adulaziz Al Saud, thuộc hệ phả Abdulaziz, từ nhỏ đã không được cha yêu quý, thậm chí một dạo bị đưa sang sống bên gia đình nhà mẹ ở Li-băng. Sau đó tuy ông được các hoàng tử bậc chú cùng hệ phả đón về, tỏ rõ tài năng về kinh tế, nhưng không có quyền phát ngôn về chính trị.

Hoàng tử - tỷ phú Alwaleed bin Talal
Hoàng tử - tỷ phú Alwaleed bin Talal

Xa hơn, là những hoàng tử có họ hàng với Quốc vương Adulaziz Al Saud, cũng là hoàng thân quốc thích, cũng được mang danh “hoàng tử” nhưng không được hưởng bất cứ khoản cấp dưỡng nào của hoàng gia và cũng chẳng được hưởng đặc quyền gì. Những “hoàng tử vòng ngoài” này có người có chút huyết thống trực hệ với Quốc vương Adulaziz Al Saud ở đời thứ 3 thứ 4; có người thậm chí là hậu duệ của những người không rõ có huyết thống với hoàng gia hay không. Chưa hết, còn có cả những hậu duệ của con gái Quốc vương Adulaziz Al Saud cũng miễn cưỡng mang danh “hoàng tử” mà chẳng được bất cứ lợi lộc gì.

Theo một tính toán vào năm 2013 thì số lượng hoàng tử Ả rập Saudi như thế có ít nhất 15 ngàn người!