Điểm khác biệt trong cuộc bầu cử 'lớn nhất trong lịch sử Indonesia'

(PLVN) - Cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp lớn nhất thế giới với hơn 800.000 trạm bỏ phiếu được thiết lập. Sau đây là loạt thông tin có thể bạn chưa biết.
Phụ nữ tham gia một cuộc biểu tình kêu gọi bầu cử trong sạch ở Indonesia.
Phụ nữ tham gia một cuộc biểu tình kêu gọi bầu cử trong sạch ở Indonesia.
Cuộc bầu cử một ngày phức tạp nhất thế giới

Indonesia, một quốc gia gồm 17.000 hòn đảo, sẽ tổ chức cuộc bầu cử một ngày lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới vào ngày 17/4.

Trước đây, các cuộc bầu cử ở Ấn Độ với quy mô lớn hơn cũng phải làm trong khoảng 6 tuần. Indonesia có tổng cộng 192.8 triệu người đăng ký bỏ phiếu với hơn một nửa là độ tuổi từ 40 trở xuống. Ở một đất nước nền dân chủ còn khá trẻ, các cuộc bầu cử được coi là một công việc đầy màu sắc và mang tính kỷ niệm.

Đây sẽ là cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp lớn nhất thế giới, quá trình bỏ phiếu cũng khác mọi năm, với cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội được tổ chức vào cùng ngày. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian chỉ 6 giờ, tại 809.500 khu vực bỏ phiếu, cử tri Indonesia sẽ chọn từ hơn 250.000 ứng cử viên 20.538 gương mặt vào ghế lập pháp ở 5 cấp chính phủ.

Ứng cử viên tranh cử tổng thống Joko Widodo.
Ứng cử viên tranh cử tổng thống Joko Widodo.

Tổng thống đương nhiệm 'đối đầu' với cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt

Trọng tâm lần này là cuộc đua tranh chức tổng thống. Người đầu tiên tranh cử là Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo, được biết đến với cái tên “Jokowi”.

Đối đầu với Jokowi là Prabowo Subianto, một người theo chủ nghĩa dân tộc, là cựu chỉ huy lực lượng quân đội đặc biệt và là trước đây từng là con rể của nhà lãnh đạo lâu năm của Indonesia Suharto. Ông đã hợp tác với Sandiaga Uno, một cựu chủ ngân hàng đầu tư giàu có, từng là phó thống đốc Jakarta.

Thực chất cuộc bỏ phiếu này là cuộc "tái đấu" giữa hai đối thủ chính trị. Trong cuộc bầu cử tổng thống gây chia rẽ cay đắng năm 2014, ông Jokowi đã đánh bại Prabowo với 6% điểm.

Hơn 1 triệu người bản địa có thể không được bỏ phiếu

Tất cả những người Indonesia từ 17 tuổi trở lên có thẻ nhận dạng điện tử, được gọi là e-KTP, đều có quyền bỏ phiếu. Những người đã kết hôn có thể bỏ phiếu ở tuổi trẻ hơn - độ tuổi hợp pháp để các cô gái kết hôn là 16. Nhóm duy nhất không được bỏ phiếu là cảnh sát và sĩ quan quân đội vì theo luật pháp có nghĩa vụ phải trung lập về chính trị.

Yêu cầu phải có thẻ nhận dạng điện tử đồng nghĩa với việc một số người ở vùng sâu vùng xa hoặc kém phát triển sẽ bỏ lỡ cuộc bầu cử. Ví dụ, tại tỉnh Papua ở cực đông Indonesia, chỉ dưới 50% cử tri có đủ điều kiện thẻ nhận dạng điện tử. Ở các khu vực khác, hơn 1.6 triệu người bản địa cũng không thể bỏ phiếu vì lý do tương tự.

Prabowo Subianto tổ chức một chiến dịch tại sân vận động Bung Karno ở Jakarta.
Prabowo Subianto tổ chức một chiến dịch tại sân vận động Bung Karno ở Jakarta.

Độc đáo, ở một số vùng núi Papua, các bộ lạc sử dụng một hệ thống bỏ phiếu được gọi là noken, trong đó một tù trưởng đại diện cho tiếng nói chung của bộ lạc. Các lá phiếu được đặt bên trong một cái túi, một chiếc túi dệt truyền thống và người đứng đầu sẽ bỏ phiếu thay cho họ.

Phiếu bầu được gửi bằng ngựa và ca nô

Công tác hậu cần cho cuộc bầu cử thật sự rất ấn tượng, các lá phiếu gửi đến các khu vực xa xôi ở Indonesia được giao bằng máy bay, tàu chiến, ngựa, ca nô hay thậm chí bằng đường bộ.

Tuy nhiên, sử dụng phương thức này chắc chắn sẽ có một vài trục trặc. Tuần trước, một con tàu chở 26 bao tải phiếu đã đâm vào san hô và chìm trên đường đến Natuna- một vương quốc được tạo thành từ hàng trăm hòn đảo ở Biển Đông.

Mặc dù có nghiên cứu phản ánh hiện tượng "mua phiếu bầu", cuộc bầu cử ở Indonesia vẫn được xem là tương đối tự do và công bằng, với các giám sát viên bầu cử được mời từ 33 quốc gia. Người Indonesia cũng là những người bảo vệ quyết liệt cho nền dân chủ của họ - với nhiều cử tri còn ở lại điểm bỏ phiếu của mình đến tận cuối cùng để theo dõi số lượng phiếu bầu.

Đọc thêm