Ecuador – “Cái gai” khó nhổ trong mắt Mỹ: Kế hoạch gì trước cuộc bầu cử 2017?

(PLO) -Từ liên minh với các chính phủ chống Washington đến việc đóng cửa các căn cứ không quân Manta, bảo vệ Julian Assange và một vụ kiện chống lại Chevron-Texaco buộc bồi thường thiệt hại về môi trường cho Amazon, Correa chính là mục tiêu cho sự thay đổi chế độ. 
CIA ngày càng can thiệp sâu vào Ecuador
CIA ngày càng can thiệp sâu vào Ecuador

Chỉ cần nhớ lại trong lịch sử khi CIA dàn dựng một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Ecuador Carlos Julio Arosemena đơn giản chỉ vì ông chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ và hỗ trợ các cuộc cách mạng Cuba do Fidel Castro.

Việc Correa trên thực tế lại làm nhiều hơn bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử của đất nước Ecuador trong việc hạn chế bớt quyền lực của Hoa Kỳ ở châu Mỹ Latinh buộc Mỹ phải tiếp tục lên kế hoạch đối phó với ông Correa.

Can thiệp sâu vào Ecuador

Washington luôn mong muốn Tổng thống Ecuador Rafael Correa từ bỏ quyền lực do ông luôn can thiệp vào vấn đề tự do báo chí ở Ecuador. Nước này cho rằng, các tổ chức phi chính phủ được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) và Freedom House đều đã bị chính phủ của ông Correa buộc đóng cửa.

Báo cáo của Telesur vào 10/9 năm  ngoái cho biết, “các hoạt động tình báo và phá hoại của các cơ quan đặc biệt Mỹ ở Ecuador liên tục được tăng cường trong thời gian gần đây. Theo nhận định của các chuyên gia Cuba, số lượng nhân viên chỉ riêng của CIA đang hoạt động tại Ecuador trong các năm 2012 - 2013 tăng gấp đôi. Hàng chục nhân viên mới của CIA đã đến đây.

Mọi hoạt động của họ không chỉ xuất phát từ Đại sứ quán Mỹ ở Quito, nơi có tới không dưới 100 nhà ngoại giao, mà Lãnh sự quán tại Guayaquil cũng được sử dụng”. 

Trên thực tế, tại thời điểm đó, sự giám sát của các cơ quan đặc biệt Mỹ đối với Tổng thống Correa được tăng cường rõ rệt. Việc nghe lén các cuộc nói chuyện điện thoại, xâm nhập hệ thống thông tin liên lạc của các trợ lý thân cận, các nhân viên an ninh và hàng rào cảnh sát cho phép các cơ quan đặc biệt Mỹ kiểm soát được những di biến động của ông: địa điểm tổ chức các hoạt động, thành phần tham gia vào các hoạt động ấy và hệ thống bảo vệ…

Hoạt động theo dõi thường xuyên tạo cơ sở vững chắc nhằm xác định những điểm yếu trong việc tổ chức bảo vệ tổng thống. Trong một buổi phát biểu trên truyền hình, ông Rafael Correa đã nói về sự tập trung đáng ngờ của các nhân viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Quito.

Ông nói: "Tất cả các đại sứ quán đều có các tùy viên quân sự, thường không quá một người. Nhưng, ở chúng ta có tới hơn 50 người!". Ông đã yêu cầu Ngoại trưởng Ricardo Patino khi đó “phải kiểm tra thông tin này! Không được như vậy. Họ phải được đưa về mức độ bình thường".

Vào thời điểm đó, Nhà Trắng phát hành một thông cáo báo chí viết:  “Chúng tôi rất quan ngại về những hạn chế ngày càng tăng về tự do ngôn luận và quyền  tự do của các Hiệp hội đang hoạt động ở Ecuador, đặc biệt là chính phủ Ecuador ngày 8/9 đã bắt đầu bước đi pháp lý đầu tiên nhắm vào Fundamedios, một tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi và bảo vệ tự do báo chí.

Một xã hội hoạt động với sự khoan dung dựa trên những quan điểm trái ngược chính là thành phần quan trọng của bất kỳ nền dân chủ nào. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực của chính phủ Ecuador trong việc “bịt miệng” những tiếng nói chỉ trích phủ nhận việc công dân của mình tiếp cận với những nguồn thông tin khác nhau. 

Freedom House, Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, tất cả các tổ chức này đều đã lên tiếng phản đối hành động mới nhất của chính phủ Ecuador trong việc chống lại các Fundamedios – tổ chức được tài trợ bởi NED và USAID:

Công việc của các tổ chức này chủ yếu ban hành “cảnh báo” về các cuộc tấn công bị cáo buộc chống lại các nhà báo ở Ecuador. Các tổ chức được tài trợ một phần thông qua một khoản trợ cấp $ 84,000 Mỹ từ Quỹ Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ cho dân chủ.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Ecuador Adam Namm nói với tờ El Telegrafo rằng Fundamedios nhận được US $ 300,000 trong năm 2012 từ USAID, đó là nhận tiền từ chính phủ Hoa Kỳ. 

USAID và NED hoạt động với mục tiêu “Thúc đẩy dân chủ” bằng các khoản tiền công cộng (từ người nộp thuế ở Hoa Kỳ) nhằm hỗ trợ cho các hoạt động bí mật của chính phủ Hoa Kỳ tại nước ngoài. Mục đích chính là giúp Mỹ trong việc thay đổi chế độ tại các quốc gia khác. 

Không thiếu những thủ đoạn

Để đảm bảo có “một mái nhà” cho số lượng các nhân viên tình báo Mỹ ngày càng tăng tại thành phố cảng có tầm quan trọng chiến lược này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã  xây cho lãnh sự quán tại Ecuador một tòa nhà mới có bố trí các thiết bị điện tử của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).

Điều hành chung lãnh sự quán này là David Lindwall, người đã từng giữ chức vụ cố vấn về chính trị và quân sự tại Iraq. Lindwall cũng đã từng làm việc tại các Ban Chính trị của các Đại sứ quán ở Bogota, Managua, Tegucigalpa, Asuncion và ở thủ đô của các nước Mỹ Latinh khác. Trong các công bố của trang web Wikileaks, tên của ông ta thường được nhắc đến.

Thậm chí, chỉ cần phân tích lướt qua các bức điện mà ông ta đã ký cũng đủ cơ sở để kết luận rằng Lindwall - một nhân viên CIA chuyên nghiệp có kinh nghiệm, rất thông thạo trong các vấn đề về châu Mỹ Latinh và được phái tới Ecuador để “giải quyết các công việc rất nhạy cảm”.

Tổng thống Correa đã nhiều lần nhận xét: Mỹ là một cường quốc luôn cố tình áp đặt lên thế giới các quan điểm về “những giá trị dân chủ vạn năng” của họ, cho người khác “các bài học đạo đức và cách hành xử tốt” và rằng nước Mỹ có hệ thống bầu cử không hoàn thiện nhất, nó cho phép “người thua chiến thắng”.

Cờ của CIA tung bay tại một Hội nghị về an ninh
Cờ của CIA tung bay tại một Hội nghị về an ninh

Correa luôn trong “tầm ngắm” của Washington

Hồi đầu năm ngoái, Correa đã cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ “đang can thiệp vào nước này bằng cách đứng đằng sau phe đối lập với mục đích đẩy chính trị Ecuado vào hỗn loạn” và làm suy yếu chính phủ Ecuador bằng một loạt các cuộc biểu tình trên toàn quốc”. Ông còn cho biết, CIA thậm chí còn đã cố gắng làm một cuộc đảo chính tại Ecuado.

Chuỗi sự kiện liên quan vụ việc bắt đầu từ việc Quốc hội Ecuador ngày 28.9 thông qua Luật Dịch vụ công sau khi đã đưa vào dự luật này hầu hết những sửa đổi mà Tổng thống Correa đề nghị nhưng đã bị phủ quyết 2 lần trước đó. Văn bản này hướng tới việc cải tổ một số cơ cấu dịch vụ công của Nhà nước - với lịch sử hàng thập kỷ tham nhũng và thiếu hiệu quả, trong đó đáng chú ý là Điều khoản 160 quy định việc loại bỏ các khoản thưởng cho các thành viên lực lượng vũ trang trong các đợt thăng quân hàm, thưởng huân chương…

Chỉ một ngày sau đó, làn sóng phản đối từ một bộ phận lực lượng cảnh sát, cùng một lực lượng quân nhân nhỏ lẻ đã nổ ra và đi từ biểu tình thành bạo loạn, với việc phong tỏa sân bay và chiếm giữ trái phép một số doanh trại.

Nhưng vấn đề chính ở đây được người ta quan tâm đó là, có nhiều nguồn thông tin tiết lộ rằng, kể từ khi trước khi diễn ra các cuộc đảo chính, lực lượng cảnh sát Ecuado đã nhận tiền của Đại sứ quán mỹ để do thám tình hình của các chính trị gia của Ecuador cũng như những nhân vật Correa –vốn được xem là đối thủ của Washington.  

Đúng như những nguồn thông tin tiết lộ về sự việc này, Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó là Heather Hodges, người được giao nhiệm vụ phá vỡ và làm suy yếu chính phủ Correa qua USAID đã đóng góp 40 triệu USD để thực hiện âm mưu này. 

Kế hoạch năm 2017 là gì?

Theo cuộc thăm dò của Hãng tin CNN Tây Ban Nha vào tháng 6 năm ngoái, nếu tiến hành bầu cử tại Ecuador sẽ có ít nhất 60% người dân nước này sẽ bỏ phiếu cho ông Correa. Sự ủng hộ của người dân liên quan tới những đề xuất cải cách hiến pháp bao gồm cả hai dự luật bao gồm tăng thuế thừa kế và tăng thuế đối với giới siêu giàu.

Tuy nhiên, sự ủng hộ này cũng được xem là “nguồn cơn” cho các cuộc biểu tình dưới sự dẫn dắt của phe chống chính phủ. Các cuộc biểu tình - được kì vọng sau đó sẽ tăng lên thành bạo lực – cũng chính là những gì Washington chờ đợi ngay trước bầu cử tổng thống năm 2017 của Ecuador.

Cùng với “sự kì vọng” này của Mỹ, hiện nay, cũng đã xuất hiện “những nhà bất đồng chính kiến vô danh trong quân đội” ra tuyên bố có tính thù địch chống lại Rafael Correa và những cố gắng của ông. Điều này cho thấy rõ đã có những lực lượng đang đứng đằng sau chiến dịch chống lại Correa. 

Với  những động thái này, dư luận sẽ không ngạc nhiên khi biết các cơ quan đặc biệt của Mỹ đang chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo dành cho Tổng thống Ecuador trong thời gian tới./.

Đọc thêm