Giải mã “huyền sử” về khẩu trang của người Mỹ

(PLVN) - Trong đại dịch cúm năm 1918, không đeo khẩu trang từng là bất hợp pháp ở một số vùng trên đất Mỹ. Vậy, điều gì đã thay đổi khiến người Mỹ bài xích với việc đeo khẩu trang?
ảnh: Các tình nguyện viên Chữ thập đỏ đeo mặt nạ trong đại dịch cúm năm 1918.
ảnh: Các tình nguyện viên Chữ thập đỏ đeo mặt nạ trong đại dịch cúm năm 1918.

Hoa Kỳ từng dẫn đầu thế giới về đeo khẩu trang

Trong câu chuyện được CNN đăng tải rạng sáng ngày 4/4, khi đại dịch Covid-19 mới xuất hiện ở châu Á, người dân trong khu vực đã nhanh chóng đeo khẩu trang. Với một số nơi như Đài Loan và Philippines, thậm chí việc đeo khẩu trang còn bị bắt buộc  trong một số tình huống nhất định.    

Nhưng ở phương Tây, việc đeo khẩu trang được thực hiện chậm hơn rất nhiều, thậm chí một số quan chức y tế còn tuyên bố đeo mặt nạ là không cần thiết, khiến cho một cuộc tranh cãi về việc đeo khẩu trang hay không đã xảy ra.

Tuy nhiên, lần lại lịch sử, hóa ra không phải lúc nào việc đeo khẩu trang cũng là một “tuyên ngôn” chỉ của châu Á, ít ra là trong đại dịch cúm năm 1918, kéo dài từ tháng 1/1918 đến tháng 12/1920, lây nhiễm một phần ba dân số thế giới, tương đương khoảng 500 triệu người, dẫn đến khoảng 50 triệu người chết, trong đó có nửa triệu người ở Hoa Kỳ. 

Công bố về đeo khẩu trang của San Fransisco, Mỹ, năm 1918.
Công bố về đeo khẩu trang của San Fransisco, Mỹ, năm 1918. 

Các chuyên gia thấy rằng, có nhiều điểm tương đồng giữa hai đại dịch. Mặc dù còn có nhiều lý thuyết về nguồn gốc của virus 1918, nhưng nó đã được gán một tên cụ thể theo quốc gia: Cúm Tây Ban Nha. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự lan rộng của nó khi những người lính chiến đấu trong Thế chiến I bị cúm trên toàn cầu. 

Năm 1918, Mỹ đã chấp nhận đeo khẩu trang. Nhưng một thế kỷ sau, chính các quốc gia châu Á đã ghi nhớ những bài học mà Hoa Kỳ đã học được về lợi ích của việc đeo khẩu trang trong việc làm chậm sự lây lan của bệnh tật.

Có lẽ đó là bởi vì trong những năm qua, châu Á đã phải đối phó với sự bùng phát dịch tả, thương hàn và các bệnh truyền nhiễm khác, cả SARS năm 2003 và cúm gia cầm gần đây.

Mỹ và châu Âu đã không đối mặt với điều đó, vì vậy, dường như, khái niệm khẩu trang như một biện pháp dự phòng đã bị bỏ qua trong ý thức của nhiều thế hệ. Dịch Covid-19 có thể sắp sửa thay đổi điều đó.

Nhưng một điểm khác biệt đáng chú ý là chính Hoa Kỳ đã dẫn đầu thế giới về đeo khẩu trang.

Vào tháng 10/1918, khi San Francisco đối mặt với làn sóng thứ hai của đại dịch, các bệnh viện bắt đầu báo cáo sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh.

Vào ngày 24/10/1918, cơ quan lập pháp được bầu của San Francisco, thông qua ủy ban giám sát, nhận ra rằng cần phải thực hiện hành động quyết liệt với hơn 4.000 trường hợp được ghi nhận. Vì thế họ nhất trí thông qua Pháp lệnh Khẩu trang Cúm.

Việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng lần đầu tiên trở thành bắt buộc trên đất Mỹ.

Chiến dịch cổ động đeo khẩu trang

Sau khi San Francisco bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, một chiến dịch nâng cao nhận thức đã bắt đầu.

Thị trưởng thành phố, cùng với các thành viên của Hội đồng Y tế, đã tán thành một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi của Hội chữ thập đỏ với biểu ngữ: "Đeo khẩu trang và cứu mạng bạn! Khẩu trang là 99% chống lại bệnh cúm". 

Các bài hát viết về việc đeo khẩu trang, trong đó có một bài hát có lời bài hát: "Tuân thủ luật pháp và đeo gạc. Bảo vệ hàm của bạn khỏi bàn chân bị nhiễm trùng."

Bệnh viện dã chiến chuyển đổi từ một nhà kho.
 Bệnh viện dã chiến chuyển đổi từ một nhà kho.

Bất cứ ai ra ngoài đường mà không đeo khẩu trang có thể bị phạt hoặc thậm chí bị cầm tù.

Chiến dịch đã lôi kéo các thành phố khác của California theo sau, bao gồm Santa Cruz và Los Angeles, tiếp theo là các tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ. (Llịch sử lặp lại, tuần này thị trưởng Los Angeles đã yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài mua sắm).

Và điều đó tác động không chỉ đến mình nước Mỹ.

Ở phía bên kia Đại Tây Dương, các bước tương tự đã được thực hiện. Hội đồng Y học của Paris đã khuyến nghị đeo khẩu trang trong nhà tù Pháp vào đầu tháng 11/1918. 

Khi việc sử dụng khẩu trang được phổ biến rộng rãi trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, vấn đề cung cấp trở nên gay gắt.

Chỉ có một số ít các nhà sản xuất khẩu trang chuyên nghiệp, ví dụ như Công ty Sản xuất Prophylacto ở Chicago, nhưng họ không thể đáp ứng nhu cầu tăng đột biến.

Phải tìm câu trả lời cho việc sản xuất  khẩu trang. Và thế là ở các vùng của nước Mỹ, các nhà thờ, các nhóm cộng đồng và các tổ chức Chữ thập đỏ đã liên kết lại, tìm kiếm thu gom gạc (gạc y tế - nguyên liệu làm khẩu trang thời gian đó) và tổ chức các buổi làm khẩu trang hàng loạt.

Một cảnh sát Mỹ đeo "mặt nạ cúm" để bảo vệ bản thân khỏi sự bùng phát của cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ nhất.

Một cảnh sát Mỹ đeo "mặt nạ cúm" để bảo vệ bản thân khỏi sự bùng phát của cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ nhất.

Báo chí và các chính phủ tiểu bang khác nhau ở Hoa Kỳ đã liên kết khẩu trang với cuộc chiến đang diễn ra trên chiến trường châu Âu vào tháng 10/1918 - "Mặt nạ phòng độc trong chiến hào; Khẩu trang cúm tại nhà". Tờ Washington Times ngày 26/9/1918 đã đăng tải thông tin có 45.000 khẩu trang sẽ được cung cấp cho lính Mỹ để tránh khỏi "Cúm Tây Ban Nha".  

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào ngày 11/11, các nhà sản xuất mặt nạ phòng độc hoàn thành các hợp đồng của chính phủ đã chuyển sang sản xuất khẩu trang phòng cúm.

Khẩu trang có "vị trí" trong đời sống

Luật đeo khẩu trang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng và được chấp thuận trong các chính sách.

Tucson, Arizona, ban hành sắc lệnh khẩu trang vào ngày 14/11/1918, ngoại trừ các nhà thuyết giáo, ca sĩ và diễn viên trong rạp chiếu phim và giáo viên – những người được cho rằng cách xa khán giả của họ. Cảnh sát trưởng Bailey nói với tờ Công dân Tucson: "Các cuộc tụ họp chỉ được chấp nhận khi những người tham dự đeo khẩu trang." 

Cảnh sát Seattle đeo khẩu trang trong trận dịch cúm năm 1918, đã cướp đi hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới.

Cảnh sát Seattle đeo khẩu trang trong trận dịch cúm năm 1918, đã cướp đi hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới.

Trở lại Bờ Tây, San Francisco vẫn đi trước khi nói đến việc thúc đẩy sử dụng khẩu trang. Vào ngày 25/10/1918, tờ San Francisco Chronicle chạy hình ảnh trên trang nhất các thẩm phán hàng đầu của thành phố và các chính trị gia hàng đầu đều đeo khẩu trang.

Chẳng mấy chốc, không ai không đeo khẩu trang. Tất cả các chuyến tàu đến các trạm bờ tây đều được cung cấp khẩu trang. 

Tất nhiên, có một số người đã bỏ qua các quy tắc. Trong một trận đấu quyền anh ở California, một bức ảnh chụp ở đó cho thấy 50% đàn ông trong khán phòng không đeo khẩu trang. Cảnh sát đã phóng to bức ảnh và sử dụng nó để xác định những người vi phạm.

Mỗi người đàn ông đó hoặc là đóng góp "tự nguyện" cho một tổ chức từ thiện quyên góp cho những người lính đang chiến đấu ở nước ngoài, hoặc đối mặt với việc truy tố.

Giai thoại về sự nhiệm màu của khẩu trang

Trong đại dịch cúm năm 1918, nghiên cứu khoa học xung quanh việc sử dụng khẩu trang vẫn chủ yếu là giai thoại - và câu chuyện hấp dẫn về một tàu biển đã thu hút sự chú ý của mọi người.

Đầu tháng 12/1918, tờ báo Times ở London đưa tin các bác sĩ ở Hoa Kỳ cho rằng, cúm là "do tiếp xúc và do đó có thể phòng ngừa được".

The Times lưu ý rằng trong một bệnh viện ở London, tất cả nhân viên và bệnh nhân đã được cấp và được hướng dẫn thường xuyên đeo khẩu trang. Tờ báo trích dẫn những thành công của khẩu trang trên một con tàu.

Tàu thuyền đi biển giữa Hoa Kỳ và Anh đã phải chịu một tỷ lệ lây nhiễm khủng khiếp. Khi trở về Hoa Kỳ, thuyền trưởng đã đặt hàng khẩu trang cho thủy thủ đoàn và hành khách, sau khi đọc về việc sử dụng chúng ở San Francisco.

Một bài báo trên tờ San Francisco Chronicle vào ngày 25/10/1918.

Một bài báo trên tờ San Francisco Chronicle vào ngày 25/10/1918.

Không có trường hợp nhiễm bệnh nào được báo cáo trong chuyến trở về, mặc dù ở cả Manhattan và Southampton, nơi con tàu khởi hành, tỷ lệ lây nhiễm cao vào thời điểm đó. Không thể biết liệu việc đeo khẩu trang theo đúng quy đinh có đóng vai trò gì trong việc hạn chế lây nhiễm hay không, nhưng đó là cách báo chí giải thích nó.

Có một số tiền lệ được viện dẫn cho các quy định về khẩu trang.

Trong Đại dịch hạch Mãn Châu 1910-1911, các nhà khoa học Trung Quốc, Nga, Mông Cổ và Nhật Bản đã cùng nhau chống lại sự bùng phát của bệnh dịch hạch ở miền bắc Trung Quốc, trong đó việc đeo khẩu trang được coi là có hiệu quả.

Nhà báo khoa học Laura Spinney, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, lưu ý rằng sau những trải nghiệm của họ ở Mãn Châu năm 1911, người Nhật đã nhanh chóng đeo khẩu trang trước công chúng vào năm 1918.

Một người dọn dẹp đường phố New York đeo khẩu trang để tránh sự lây lan của dịch cúm.

Một người dọn dẹp đường phố New York đeo khẩu trang để tránh sự lây lan của dịch cúm. 

Chính quyền Nhật Bản cho rằng khẩu trang là một cử chỉ lịch sự trong việc bảo vệ người khác khỏi vi trùng và đã có hiệu quả trong các đợt bùng phát dịch bệnh tại địa phương trước đây.

Sau những tác dụng nhìn thấy, đến cuối tháng 12/1918, các thành phố và tiểu bang ở Mỹ đã cảm thấy đủ tự tin để giảm mức đối với quy định bắt buộc đeo mặt nạ, khi bệnh dịch đã được cơ bản kiềm chế.

"Hôm nay là ngày cuối cùng của quy định đeo khẩu trang", một tờ báo ở Chicago ngày 10/12/1918 công bố.