Kênh đào Suez được giải phóng sau 1 tuần sự cố

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay (3/4), Osama Rabie, người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA), cho biết tất cả các con tàu bị ùn tắc do tàu container khổng lồ Ever Green bị mắc kẹt, đã đi qua kênh đào Suez.
 Kênh đào Suez được giải phóng sau 1 tuần sự cố. Ảnh: Reuters
Kênh đào Suez được giải phóng sau 1 tuần sự cố. Ảnh: Reuters

Ông Osama Rabie cho biết: “Nhóm 61 tàu cuối cùng phải xếp hàng do sự cố với tàu Ever Green đã đi qua kênh đào Suez hôm thứ Bảy".

Vào ngày 23/3, tàu Ever Given mắc cạn ở đầu phía nam của Kênh đào Suez sau khi gặp gió mạnh và bão cát. Con tàu nặng 220.000 tấn dài gần 400 mét húc mũi và đuôi vào bờ, chặn ngang kênh đào. Phải mất sáu ngày để con tàu container khổng lồ này thoát khỏi thế mắc kẹt đó sau khi Cơ quan quản lý Kênh đào tiến hành các hoạt động nạo vét.

Trong khi chờ đợi tàu Ever Green được "giải phóng", 422 tàu (tổng trọng tải là 26 tấn) phải xếp hàng dài tới tận Ấn Độ trên Kênh đào. Thời điểm đó, các nhà chức trách Ai Cập đã hứa rằng cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết vào cuối tuần này.

Người đứng đầu SCA nói với đài truyền hình MBC Masr hôm 2/4 rằng một cuộc điều tra của SCA đã bắt đầu từ 31/3 về nguyên nhân khiến con tàu mắc cạn và chặn huyết mạch thương mại quan trọng này trong sáu ngày qua. Dự kiến sẽ mất hai ngày nữa sẽ có kết quả.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã cam kết đầu tư để đảm bảo không lặp lại tình huống này và SCA đã kêu gọi có các tàu lai dắt và tàu cuốc mới.

Công ty dữ liệu hàng hải Lloyd’s List cho biết sự cố tắc nghẽn đã giữ khoảng 9,6 tỷ USD hàng hóa trị giá mỗi ngày giữa châu Á và châu Âu.

Theo SCA, kênh đào này rất quan trọng về mặt kinh tế đối với Ai Cập. Quốc gia này đã mất từ 12 triệu đến 15 triệu USD doanh thu cho mỗi ngày do đường thủy bị đóng cửa từ sự cố tàu Ever Green.

Gần 19.000 tàu đã qua lại kênh đào vào năm 2020, trung bình chỉ hơn 50 chiếc mỗi ngày nhưng Tổng thống và chính quyền cảng đã loại trừ việc mở rộng thêm đoạn phía nam của con kênh, nơi tàu Ever Green bị mắc kẹt theo đường chéo.

Trước đó, Tổng thống AI Cập Abdel Fattah el-Sisi đã giám sát việc mở rộng một phần phía bắc, bao gồm việc mở rộng một đoạn hiện có và đưa vào một tuyến đường thủy song song dài 35 km trong năm 2014-2015 với chi phí hơn 8 tỷ đô la, mà không làm tăng đáng kể doanh thu từ kênh đào.

Kênh đào Suez chỉ thu về cho Ai Cập hơn 5,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2019-2020, thay đổi không đáng kể so với năm trước và tương tự như 5,3 tỷ đô la doanh thu kiếm được vào năm 2014. Vì vậy, Tổng thống Sisi tuyên bố, “Về mặt kinh tế… (mở rộng hơn nữa kênh đào) sẽ không hữu ích”.

Theo các nhà phân tích, sự cố tắc nghẽn tốn kém này có thể dẫn đến việc kiện tụng liên quan đến các chủ tàu Nhật Bản, các nhà khai thác Đài Loan (Trung Quốc) và cả Ai Cập.

Đọc thêm