Liệu bà Clinton có giành được “ngôi vương”?

(PLO) -Cựu đệ nhất phu nhân đồng thời cũng là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. Bà Clinton cũng đã kêu gọi những người ủng hộ đối thủ trong đảng là ông Bernie Sanders ủng hộ bà trong cuộc đối đầu với ứng viên đảng Dân chủ Donald J. Trump.
Ông Trump và bà Clinton.
Ông Trump và bà Clinton.

 Cuộc đời chính trị

Theo CNN, chính trị là thứ đã gắn chặt với cuộc đời bà Clinton kể từ khi bà còn là một sinh viên mới chập chững bước vào trường đại học, với 2 sự kiện mang tính chất cột mốc là việc bà đã có một bài phát biểu đầy ấn tượng trong một lớp học ở trường Đại học Wellesley vào năm 1969 và việc bà gặp gỡ người đàn ông trẻ tóc xù, người về sau trở thành chồng, thành người bạn có cùng quan điểm chính trị của bà, cũng là Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ Bill Clinton.

Ở những năm 1990, trên cương vị là đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Clinton được xem là một nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc nhưng cũng vì thế mà gây tranh cãi nhiều trong nền chính trị Mỹ.

Do đó, hiếm ai ở thời kỳ đó có thể nghĩ được rằng bà cuối cùng lại có thể trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, đánh dấu quá trình hiện diện lâu dài của gia đình Clinton trong nội bộ đảng Dân chủ và nền chính trị của Mỹ. 

Sau thất bại trước ông Obama tại cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ hồi năm 2008, bà Clinton giữ vai trò Ngoại trưởng Mỹ trong 1 nhiệm kỳ.

Tháng 1/2015, sau 2 năm làm một diễn giả nổi tiếng, thu về hàng trăm triệu USD nhờ việc diễn thuyết ở các nơi, bà tuyên bố ra tranh cử tổng thống với cam kết chiến đấu cho một nền kinh tế bình đẳng và giữ cho người Mỹ được an toàn với chính sách đối ngoại cứng rắn. 

Bà Clinton
Bà Clinton

Tham vọng trở thành nữ tổng đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ

Phát biểu tại buổi lễ công bố việc chính thức ra tranh cử tổng thống ở Roosevelt Island, New York, bà tuyên bố bà có thể không phải là ứng viên trẻ tuổi nhất ra tranh cử vào Nhà Trắng nhưng bà sẽ trở thành nữ tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Bà Clinton bước vào cuộc tổng tuyển cử với một trong những bộ hồ sơ ấn tượng nhất trong số những ứng viên tổng thống tiềm năng gần đây. Bởi, bà là vợ của cựu Tổng thống Bill Clinton nên hơn ai hết bà sẽ hiểu được rõ những áp lực và gánh nặng cá nhân do cương vị này đưa đến. 

Bà cũng là người đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra tại Mỹ trong những năm qua nên cũng đã tích lũy được cho mình rất nhiều kinh nghiệm cần thiết để đảm đương vai trò nguyên thủ của nước Mỹ. Với việc đã trải qua nhiều cương vị quan trọng khác nhau, bà cũng rất nổi tiếng về năng phán đoán và xây dựng, thực thi các chính sách.

Tuy nhiên, bà Clinton vẫn có những thiếu hụt quan trọng: các thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton, cũng như ông Trump, là một trong những ứng viên giả định không được lòng dân nhất trong lịch sử.

Bê bối thư điện tử cá nhân mà bà Clinton từng sử dụng khi còn là Ngoại trưởng Mỹ đã làm sống lại những nghi vấn về tính minh bạch và trung thực của bà – những vấn đề vốn đã được bàn tán nhiều trong suốt thời gian kể từ khi bà trở thành người của công chúng.

Nhiều người thuộc đảng Cộng hòa cũng cho rằng lịch sử xử lý các vấn đề đối ngoại của bà, đặc biệt là cách thức bà đạt được các thỏa thuận với Libya và Nga thời còn làm Ngoại trưởng, có thể sẽ trở thành một điểm bất lợi lớn cho ứng viên của họ. 

Bên cạnh đó, bà Clinton cũng sẽ phải nỗ lực để thống nhất nội bộ đảng Dân chủ hiện đã có những dấu hiệu chia rẽ sâu sắc giữa nhóm nòng cốt và phe cấp tiến – những người đã giúp ông Sanders giành được chiến thắng vang dội ở hàng chục bang khác nhau.

 Nhiều người ủng hộ ông Sanders cho rằng đảng đã không công bằng khi nghiêng hẳn về phía bà Clinton, chống lại ông Sanders. Việc hàng trăm siêu đại biểu đưa ra tuyên bố về việc họ ủng hộ bà Clinton ngay trước những cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở các bang có nhiều phiếu bầu như California và New Jersey càng khiến sự tức giận của nhiều người gia tăng. 

Phát biểu trên truyền hình mới đây, ông Sanders cho rằng việc bà Clinton nhận được sự ủng hộ của hơn 400 siêu đại biểu trước khi bất cứ ứng viên đảng Dân chủ nào khác tham gia cuộc đua là một điểm bất lợi, khiến ông gặp khó khăn hơn gấp bội khi tranh cử. 

Theo quy định của đảng Dân chủ, các siêu đại biểu được phép ủng hộ ứng viên họ muốn và có thể thay đổi ý kiến bất cứ lúc nào trước Đại hội toàn quốc của Đảng. Chính vì vậy nên ông Sanders vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến kỳ Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/7 tới. 

Dù vậy nhưng người phát ngôn của bà Clinton cho biết những người quản lý chiến dịch tranh cử của 2 ứng viên này đã có các cuộc thảo luận trước cuộc bỏ phiếu ngày 7/6 và cả 2 sẽ tiếp tục trao đổi trong những ngày tới để thảo luận về các bước đi tới đây.

Hồi tháng 8/2008, một ngày sau khi ông Barack Obama giành đủ số phiếu để nhận được đề cử của đảng Dân chủ, bà Clinton đã có cuộc gặp với các cố vấn và tranh luận về việc tiếp tục tranh đấu hay dừng lại cuộc đua. 2 ngày sau đó, bà đã có bài phát biểu cảm ơn những người ủng hộ và thúc giục họ đoàn kết, hỗ trợ ứng viên giả định của đảng.

Các thành viên kỳ cựu của đảng Dân chủ nói rằng việc ông Sanders không chấp nhận dừng cuộc đua trong đảng Dân chủ sẽ khiến nội bộ Đảng trở nên bối rối hơn trong lúc họ lẽ ra cần phải đoàn kết để dồn sức cho cuộc đấu với ông Trump vào tháng 11 tới.