Monsanto – tội đồ của môi trường toàn cầu Kỳ 6 - Tham vọng bá chủ ngành công nghiệp giống cây trồng

(PLO) -Vào giữa những năm 1990, khi “con gà đẻ trứng vàng” RoundUp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các loại thuốc diệt cỏ có độc tính thấp hơn, Monsanto lập tức tìm ra cách cực kỳ hiệu quả để bảo vệ RoundUp: cây trồng biến đổi gen (GMO).
Các giống ngô biến đổi gien của Monsanto đang được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Các giống ngô biến đổi gien của Monsanto đang được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên khắp thế giới.

Bằng các biện pháp nhân tạo và công nghệ sinh học, Monsanto đã cho ra đời các loại giống cây trồng "Roundup Ready" có khả năng kháng chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ RoundUp. 

Những năm 1990 cũng là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi của Monsanto, từ một công ty chuyên về hóa chất nông nghiệp sang phát triển hạt giống cây trồng với mục tiêu đầy tham vọng là kiểm soát nguồn cung lương thực trên thế giới.

Khi đó, Monsanto phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía bao gồm, cả chính phủ và công chúng – những người ngày càng quan tâm đến chất thải nguy hại, nhiên liệu và chi phí nguyên liệu cũng như thách thức từ sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu.

Khai phá vùng đất mới

Sự lo ngại của Monsanto gia tăng khi Tổng thống Ronald Reagan ký một đạo luật cho phép thành lập một “siêu quỹ” để làm sạch môi trường trong vòng 5 năm trị giá 8,5 tỷ đô la. Nguồn của quỹ này là khoản phụ thu đánh vào ngành công nghiệp hoá chất thông qua dự luật cải cách thuế. Đó cũng là thời điểm Monsanto – vốn đã có sẵn các loại vi khuẩn biến đổi gen sau quá trình lặng lẽ nghiên cứu - sẵn sàng tham gia tích cực vào lĩnh vực Công nghệ sinh học GMO.

Thực ra, quá trình chuyển đổi đã được Monsanton chuẩn bị từ giữa những năm 1980. Trong khoảng 10 năm, Monsanto đã chi khoảng 1 tỷ USD để phát triển ngành công nghệ sinh học. Mặc dù một số nhà phân tích công nghiệp đánh giá công nghệ sinh học khi đó chưa có khả năng thương mại hóa, nhưng Monsanto tỏ ra là một nhà đầu tư “chịu chơi” và nhạy bén.

Vào đầu năm 1996, Monsanto đã sẵn sàng sẵn sàng đưa ra dòng sản phẩm công nghệ sinh học đầu tiên. Ban đầu, Monsanto đưa ra thị trường lại đậu nành GMO chịu được thuốc diệt cỏ Roundup của chính Monsanto, bông Bt GMO kháng côn trùng.

Mùa thu năm 1996, vụ mùa đầu tiên của cây trồng biến đổi gen đã có kết quả tốt hơn dự kiến so với các cây trồng truyền thống và hữu cơ. Tin tức về các kết quả đáng khích lệ này thậm chí còn khiến Monsanto xem xét đến việc bán lại ngành kinh doanh hóa chất của mình như là một phần của việc tái cơ cấu thành một công ty chuyên về khoa học sự sống.

Một năm sau đó, Monsanto bắt đầu sản xuất một loạt cây trồng biến đổi gen chịu được thuốc trừ sâu độc hại Roundup. Hạt cải dầu, đậu nành, ngô và bông Bt bắt đầu xuất hiện trên thị trường, được quảng cáo là an toàn hơn, khỏe hơn so với các đối thủ không phải là GMO. Rõ ràng, nhờ tích cực tuyên truyền mà trên 80% cải dầu trên thị trường hiện nay là giống biến đổi gen của Monsanto. 

Thực phẩm biến đổi gien của Monsanto được ví như quả táo độc.
Thực phẩm biến đổi gien của Monsanto được ví như quả táo độc. 

Áp chế phương thức truyền thống

Bởi vì những giống cây biến đổi gien (GMO) này đã được thiết kế theo cơ chế “thụ phấn tự thân”, chúng không cần tới các cơ chế tự nhiên như gió, ong hay bướm thụ phấn. Monsanto hiểu rằng các loài công trùng, đặc biệt là ong uy tiếp tới sự độc quyền của họ nhờ khả năng bẩm sinh thụ phấn cho cây trồng, vì vậy Monsanto đã tạo ra các loại giống cây trồng nằm trong diện kiểm soát toàn diện của công ty.

Khi ong cố gắng thụ phấn cho các loại cây trồng biến đổi gen, nó sẽ bị nhiễm độc và chết. Trên thực tế, sự suy giảm số lượng các bầy ong đã được ghi nhận và vẫn đang diễn ra kể từ khi các giống cây trồng biến đổi gen xuất hiện. 

Để đổi mặt với cáo buộc về việc cố tình khiến các loài ong đang dần bị diệt chủng, Monsanto đã đi một nước cờ cao tay là mua lại Beeologics, một công ty nghiên cứu về ong lớn nhất của Mỹ. Trước đó, công ty đã được chỉ định tiến hành nghiên cứu các dấu hiệu suy giảm của bầy ong, trong đó nghiên cứu trên diện rộng của công ty đã chỉ ra Monsanto chính là kẻ gây ra tội lỗi đầu tiên. Nhưng với sự thâu tóm của Monsanto, các kết quả nghiên cứu đã chìm vào quên lãng. 

Để bảo vệ lĩnh vực giống cây trồng biến đổi gen, Monsanto còn nộp đơn đăng ký bằng sáng chế về kỹ thuật chăn nuôi lợn sử dụng các loại thức ăn GMO, đồng thời tuyên bố những con vật được nuôi bằng bất cứ cách nào tương tự như trong bằng sáng chế sẽ vi phạm quyền sở hữu của mình. Việc nộp đơn như vậy thể hiện rõ ràng tham vọng của Monsanto trong việc chi phối cả ngành chăn nuôi trên toàn cầu. 

Hoàn toàn không có vấn đề gì khi các quốc gia cũng như người Mỹ nghèo khổ bị buộc phải ăn những loại thực phẩm biến đổi gien này bởi đó là cách để chấm dứt nạn đói. Đối với họ, sẽ chẳng phải nghĩ sâu xa về những tội ác mà Monsanto gây ra với thế giới và loài người, mà chỉ đơn giản là Monsanto đang tập trung vào sản xuất những sản phẩm có thể cứu rỗi thế giới. Giống như trong câu chuyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn, Monsanto không khác nào mụ phù thủy độc ác mang lại cho người ta quả táo độc GMO khiến họ ngủ mãi!

Các áp-phích phản đối thực phẩm biến đổi gien của Monsanto
Các áp-phích phản đối thực phẩm biến đổi gien của Monsanto 

Thanh trừng đối thủ

Cũng như kế hoạch ngay từ ban đầu của Monsanto, tất cả các cây trồng không phải là của Monsanto sẽ bị loại trừ, buộc nông dân trên thế giới chỉ sử dụng hạt giống GMO. Monsanto tìm mọi cách để đảm bảo rằng những người nông dân từ chối đi vào guồng quay sẽ bị đánh bật khỏi lĩnh vực trồng trọt hoặc bị kiện với lý lẽ rất nực cười là những hạt giống truyền thống “có thể gây hại cho nông trại”.

Thực tế đã có nhiều nông dân rơi vào tình cảnh phá sản khi phải theo đuổi các vụ kiện với Monsanto. Không những vậy, người nông dân cũng khó có lựa chọn khác bởi chỉ những cây trồng GMO mới có thể chống chọi được trước chất diệt cỏ cực kỳ phổ biến là RoundUp. 

Bước tiếp theo của Monsanto là chi hàng tỉ đô la để mua nhiều công ty hạt giống càng tốt và chuyển chúng thành các “cơ sở đầu ra”, nỗ lực quét sạch mọi đối thủ và loại bỏ các thực phẩm hữu cơ. Theo quan điểm của Monsanto, tất cả các loại thực phẩm phải dưới sự kiểm soát toàn bộ và biến đổi gen, còn nếu không, chúng sẽ được xếp vào nhóm “không an toàn để ăn”!

Đến những năm 2000, Monsanto kiểm soát thị phần GMO lớn nhất trên toàn cầu và vẫn tiếp tục phát triển ngày một lớn hơn. Monsanto sáp nhập với Pharmacia & Upjohn, sau đó tách riêng mảng kinh doanh hóa chất, phần còn lại được tái cơ cấu như một công ty nông nghiệp. Riêng với DuPont (một trong hai nhà sản xuất Chất độc màu da cam cùng với Monsanto), một đối thủ quá lớn để hợp nhất, Monsanto tìm cách tiếp cận khác là thiết lập quan hệ đối tác. Theo đó, hai bên thỏa thuận hủy bỏ các vụ kiện bằng sáng chế chống lại nhau và bắt đầu chia sẻ công nghệ biến đổi gien theo hướng cùng có lợi. 

Dù Monsanto luôn nhấn mạnh đến tính an toàn của các loại thực phẩm được chế biến từ cây trồng biến đổi gen, nhưng đáng chú ý là Monsanto không phục vụ các loại thực phẩm GMO trong bếp ăn cho nhân viên của mình. Khi được hỏi về vấn đề này, Monsanto chỉ trả lời rằng “chúng tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của mỗi người” – một câu trả lời được nhiều người luận ra rằng “chúng tôi không muốn giết chết những người đã giúp đỡ mình”! 

Cho đến nay, mọi người đã bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các loại thực phẩm biến đổi gen. Dù vẫn chưa ngã ngũ giữa hai luồng ý kiến có hại – không có hại, song nhiều người đã bắt đầu cân nhắc khi sử dụng các loại ngô, lúa mì, dầu cải biến đổi gen.

Đơn giản họ nghĩ rằng, liệu có nên đặt lòng tin vào một công ty từng mang danh “Ác quỷ” với việc hủy hoại môi trường, làm tổn hại sức khỏe, thậm chí giết chết hàng triệu người cùng với các loài động vật bằng các sản phẩm hóa chất độc hại như DDT, PCB, chất độc màu da cam… ?

Đọc thêm