Myanmar: Gian nan cuộc chiến chống...cưa máy

(PLO) -Trớ trêu thay, việc cấm đốn gỗ một năm đã đẩy quốc gia Đông Nam Á – Myanmar – đứng trước một cuộc chiến khốc liệt nhằm thay đổi luật mới ban hành. Lâm tặc đã tàn phá tài nguyên rừng Myanmar như thế nào? 
Người làng Mahu dùng cưa máy để đốn cây. Dùng cưa máy đốn cây nhanh gấp 4 lần so với dùng rìu hay cưa tay.
Người làng Mahu dùng cưa máy để đốn cây. Dùng cưa máy đốn cây nhanh gấp 4 lần so với dùng rìu hay cưa tay.

Năm 2013, lần đầu tiên Pyar Aung được nhìn thấy một cái cưa máy. Nó mang một con số của Đức, từng được sử dụng bởi một trong các công ty khai thác gỗ đang hoạt động tại cánh rừng bao bọc ngôi làng hẻo lánh của ông ở vùng Sagaing, Tây Bắc Myanmar. Người đàn ông ở tuổi ngũ tuần, sinh sống tại ngôi nhà nhỏ xíu có tên Mahu, cất lời khen: “Trời ơi, nó mạnh và nhanh khủng khiếp!”. 

Rừng xanh "chảy máu"

Cho mãi đến tháng 8/2016, Pyar Aung mới có 1 cái cưa sắt, còn hôm nay ông có 3 cái. Mỗi cái cưa máy có giá thành khoảng 124 USD, mặc dù vậy, loại cưa này nếu mua ở các thành phố lớn thì có giá sẽ rẻ hơn gấp 7 lần.

Mặc dù luật pháp nghiêm ngặt, thế nhưng Pyar Aung khẳng định ông chưa thấy ai đề nghị xem giấy phép mua cưa máy, cả làng ông ai có nhu cầu đều thoải mái mua cưa. Ngạc nhiên hơn khi biết rằng, khai thác gỗ là một ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển tại cộng đồng dân cư của Pyar Aung. Chỉ có 37 hộ gia đình nhưng lại sở hữu tới 70 cưa máy! 

Ở làng Mahu, dân làng nói rằng họ không mảy may hay biết chút gì về luật mới của chính phủ đã được ban hành từ năm 2016, yêu cầu mọi người phải làm thủ tục khi mua cưa máy với Bộ Lâm nghiệp Myanmar. Những ngôi làng xa xôi, hẻo lánh như làng Mahu này là trọng tâm của một chiến dịch chống nạn “cưa tặc” của chính phủ.

Mahu là một trường hợp đặc biệt khó khăn mà chính quyền Myanmar phải đối mặt trong việc giáo dục cho người dân về quyền sở hữu cưa máy và cách sử dụng nó hợp pháp. Làng Mahu chính thức là một hòn đảo biệt lập với những ngôi nhà nằm ẩn sâu trong Khu dự trữ rừng già Patolon, là một phần của Vườn quốc gia Alaungdaw Kathapa tại vùng Sagaing, Myanamar. Vườn quốc gia Alaungdaw Kathapa có tên trong danh sách Vườn di sản ASEAN, là khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước Myanmar với diện tích lên đến 1.605km2 (tức 619 dặm vuông).

Một vạt rừng rộng lớn của Khu dự trữ rừng già Patolon (vùng Sagaing, Myanmar) đã bị “cưa tặc” đốn sạch cây gỗ.
Một vạt rừng rộng lớn của Khu dự trữ rừng già Patolon (vùng Sagaing, Myanmar) đã bị “cưa tặc” đốn sạch cây gỗ. 

Bất chấp việc thiếu kiến thức về trang thiết bị an toàn, đào tạo và các nghị định liên quan đến rừng, việc sử dụng cưa máy đã trở nên quá phổ biến bởi nó là thứ công cụ đốn gỗ rất được ưa chuộng tại các vạt rừng giàu có ở Myanmar. Quốc gia này cũng là nguồn cung cấp gỗ tếch (Tectona Grandis) lớn nhất thế giới.

Các quan chức lâm nghiệp nói họ bắt đầu nhìn thấy xu hướng tăng mạnh nhu cầu dùng cưa máy trong niên khóa 2013 và 2014. Đà tăng trưởng này với các con số rất khó theo dõi và xác minh, có thể là hàng trăm hay hàng ngàn cưa máy được mua mỗi năm. Tin quá tệ cho ngành lâm nghiệp Myanmar! Một chiếc cưa máy có thể đốn hạ cây nhanh gấp 4 lần so với thời gian sử dụng cưa tay hay dùng rìu. 

Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) của LHQ, đơn vị chuyên theo dõi mật độ che phủ rừng già trên toàn cầu, đã ghi nhận từ 1990 - 2015, Myanamar thực sự đã mất gần 15 triệu ha rừng và các thửa đất cây cối khác. Cũng chưa có dữ liệu chính thức nào của chính quyền rằng lệnh cấm đốn gỗ từ giữa năm 2016 đến tháng 4/2017 đã tác động đến sự mất rừng hay không?

Những khu vực kiểu như làng Mahu – nơi đặc biệt hẻo lánh, cư dân có rất ít cơ hội để kiếm thu nhập – là nguyên nhân đóng góp vào đà tăng khai thác gỗ bất hợp pháp. Làng Mahu hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài trong suốt 4 tháng mùa mưa do đường xá xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống giáo dục quốc gia chỉ mới đặt chân đến làng Mahu cách đó 5 năm, chưa có lưới điện quốc gia và không có ai dùng điện thoại di động.

Dân làng chỉ biết kiếm tiền thông qua mỗi việc vào rừng cưa gỗ. Nhu cầu gỗ không ngừng tăng lên, các tay môi giới gỗ từ những làng bên cạnh đã sang làng Mahu ngay từ năm 2016 để tìm nguồn cung gỗ ra thị trường. Đây cũng là khoảng thời gian mà chính phủ Myanmar đang ban hành các quy định mới về việc mua và sở hữu cưa máy. 

Ông Pyar Aung nói, ông kiếm được 95 USD trên mỗi 1 tấn gỗ. Mỗi tuần, ông thu được từ 1,5 đến 2 tấn gỗ để bán. Nếu cả làng ông cùng tham gia cưa gỗ thì họ có thể đốn được 46 tấn gỗ mỗi tuần, hay hơn 180 tấn gỗ mỗi tháng. Nếu người làng bán gỗ như cái giá mà ông Aung nhận được thì cả làng sẽ thu nhập ít nhất 17.500 USD/tháng.

Vườn quốc gia Alaungdaw Kathapa, là khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước Myanmar với diện tích lên đến 1.605km2
Vườn quốc gia Alaungdaw Kathapa, là khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước Myanmar với diện tích lên đến 1.605km2 

Tính ra chỉ riêng trong các tháng mùa mưa thì thu nhập cả năm gộp lại của làng Mahu đã lên tới 140.000 USD. Suốt nhiều thế hệ trôi qua, dân làng luôn kiếm ăn bằng nghề làm ruộng hay tham gia vào những hoạt động sinh kế khác như làm chiếu tre.

Vậy nên, đốn gỗ đã mang lại cơ hội để làm phong phú các nguồn thu nhập tại làng. Ông Aung phân trần: “Nếu chỉ trồng lúa thì không thể nào sống nổi, đó là lý do chúng tôi phải đốn gỗ, nhưng cũng chỉ là gỗ tếch mà thôi. Tếch là một trong những loài cây gỗ cứng nhiệt đới có giá trị nhất trên thế giới. Nhu cầu cho loại gỗ này luôn đặc biệt cao”. 

Pháp luật mạnh, nhưng chưa đủ

Những người dân làng như ở làng Mahu luôn nại ra lý do vô tội của họ trong các hoạt động dùng cưa đốn gỗ bất hợp pháp, nhưng cách hành động của họ cũng tinh quái chả kém.

Theo báo cáo thanh tra của Bộ Lâm nghiệp Myaanmar, thì gần đây, dân làng Mahu bỗng dưng dừng hoạt động khai thác gỗ, tháo rời cưa máy và giấu các bộ phận này trong rừng sâu. Ông Kyaw Minn Htut, nhà sáng lập Tổ chức giám sát môi trường Thuriya Sandra, cho hay cơ quan ông luôn để mắt theo dõi đến hoạt động dùng cưa máy ở làng Mahu và thừa nhận người làng đã “mua lậu” cưa máy. Bản thân ông Htut cũng giữ nhiều mối quan hệ với người làng Mahu.

Tại trụ sở cơ quan của mình, ông Htut nói: “Chính tôi đã báo cáo hoạt động mờ ám tại ngôi làng này cho Sở Lâm nghiệp địa phương. Nhưng rồi cũng chính tôi lại đề nghị nhà cầm quyền lờ đi do bởi người làng này quá nghèo khổ để nộp phạt, và nếu như tước đoạt cưa máy của họ thì cũng đồng nghĩa họ mất luôn công cụ để sinh kế”. 

Ở ngưỡng tuổi tứ tuần, ông Htut là cư dân gốc Sagaing, tham gia công tác bảo tồn rừng ở vùng Sagaing ngay từ năm 2003. Ông luôn kiên nhẫn đeo bám các hành vi khai thác gỗ trái phép. Htut từng có 10 ngày ăn dầm nằm dề trong rừng để theo dõi hoạt động đốn gỗ và phát hiện một công ty tiếp tay “nuốt” 572 cây gỗ nằm ngoài danh mục hàng cho phép khai thác. Htut tuyên bố: “4 quan chức của Cơ quan gỗ Myanmar (MTE) và 3 viên chức của Bộ Lâm nghiệp đã bị sa thải sau báo cáo của tôi”.

Triết lý hành động của ông Htut là nạn phá rừng không phải chỉ mỗi tội lỗi của “cưa tặc” mà còn là sự tiếp tay của các công ty gỗ được MTE cấp phép hoạt động, do đó phải điều chỉnh lại hoạt động lâm nghiệp nội địa. Ông Htut dẫn giải: “Cái cưa không phải là vấn đề, mà cốt lỗi nằm ở chính sách và luật pháp. Ở đây là sự manh nha hành động của các tổ chức tham gia tàn phá rừng quy mô lớn, hơn là cá nhân các “cưa tặc”. 

Ông Kyaw Minn Htut, nhà sáng lập Tổ chức giám sát môi trường Thuriya Sandra
Ông Kyaw Minn Htut, nhà sáng lập Tổ chức giám sát môi trường Thuriya Sandra

Đề cập đến hoạt động khai thác gỗ tại Mahu, ông Htut muốn giữ cho người dân một sinh kế từ hoạt động khai thác gỗ. Với sự hậu thuẫn của Htut, người làng Mahu đã áp dụng các kỹ thuật quản lý khu vực khai thác gỗ của họ.

Ông Htut kết luận: “Người làng Mahu chỉ đốn thứ mà họ cần để kiếm ăn, họ không cần giàu sang. “Thủ phạm” chính là những người từ bên ngoài vào, tàn sát cây cối để làm giàu cho chính họ; trong khi người làng Mahu có cho vàng, họ cũng không hủy diệt sạch mảnh đất của tổ tiên”…/.