Quan ngại quanh chuyện mở trường đào tạo khủng bố ở Afghanistan.

(PLO) -Vụ đánh bom liều chết được thực hiện bởi phe nổi dậy Taliban đã làm rung chuyển thủ đô Kabul. Nâng mức cảnh báo an ninh tại Afghanistan lên một cấp độ mới. Nhiều trường huấn luyện khủng bố tại Syria bị phanh phui sau vụ đánh bom. Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (UNSC) lên án mạnh mẽ hành động tàn nhẫn của các tổ chức khủng bố.
Trẻ em trên dưới 10 tuổi được mặc quân phục IS, cầm vũ khí trong trường đào tạo khủng bố tại Syria
Trẻ em trên dưới 10 tuổi được mặc quân phục IS, cầm vũ khí trong trường đào tạo khủng bố tại Syria

Khủng bố đẫm máu

Sáng ngày 19/4, phiến quân Taliban tiến hành vụ đánh bom liều chết nhằm vào cơ quan an ninh quốc gia ở thủ đô Kabul, Afghanistan. Theo báo cáo của CNN, Số người chết là 64 người, hơn 325 trường hợp bị thương. Một số quan chức cho biết, các cuộc tấn công diễn ra trước ngày đàm phán dự kiến giữa Chính phủ và Taliban.

Cuộc tấn công diễn ra sau một tuần khi Taliban tuyên bố bắt đầu cuộc tấn công mùa xuân. Ngay sau vụ nổ, người ta nhìn thấy khói đen dày đặc bốc lên từ khu vực gần đại sứ quán Mỹ và trụ sở Phái bộ Hỗ trợ Kiên Quyết do NATO đứng đầu ở trung tâm thủ đô Kabul. Tuy nhiên, đại sứ quán Mỹ và NATO khẳng định họ không bị ảnh hưởng do vụ nổ.

Chỉ huy của lực lượng NATO ở Afghanistan, Tướng John W. Nicholson, cho biết các cuộc tấn công như một dấu hiệu của sự yếu đuối của Taliban. "Vụ tấn công hôm nay cho thấy những người nổi dậy không thể phản công lại các lực lượng Afghanistan trên chiến trường và phải nhờ đến các cuộc tấn công khủng bố," ông nói.

Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani lên án vụ tấn công và cho biết trong một chia sẻ trên Twitter: “Nó cho thấy sự thất bại của lực lượng nổi dậy trên chiến trường”. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án các vụ tấn công và cho biết vẫn còn nhiều lo ngại khủng bố từ Taliban, IS và al Qaeda.

Zabihullah Mujahid – phát ngôn viên của Taliban tuyên bố:” Taliban nhận trách nhiệm về vụ đánh bom”. Chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani đã cố gắng để tham gia cuộc đàm phán với Taliban nhằm hy vọng đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc chiến lâu dài.

Các quan chức từ Afghanistan, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pakistan đã mời Taliban tham gia cuộc hội đàm tại Islamabad vào tháng 11. Nhưng Taliban vẫn chưa công khai tuyên bố việc họ sẽ tham dự, và các quan chức Afghanistan cũng xác nhận bạo lực sẽ không giảm xuống ngay cả khi Taliban tham gia hội đàm.

Trường đào tạo khủng bố

Sau hàng loạt vụ đánh bom liều chết cuối 2015, những hình ảnh từ trường đào tạo khủng bố ở Syria được phanh phui hàng loạt trên internet. Hầu hết học viên đều là những thanh thiếu niên được IS tuyển mộ và đào tạo.

Ở đây, chúng được mệnh danh là “thánh chiến nhí”. Những đứa trẻ xuất hiện trong hình ảnh cầm súng AK47 và đứng trước lá cờ màu đen huyền thoại của IS để chuẩn bị cho cuộc tập trận quân sự trước khi được đưa ra chiến trường.

Nhiều bức ảnh mang tính tuyên truyền khác cho thấy các em đang được đào tạo để có thể quen với thực tế khắc nghiệt ở chiến trường. IS đã chuẩn bị chu đáo các chương trình đào tạo cho các em, nó giống với chương trình đào tạo quân sự của Hitler trong thế chiến thứ 2.

Trong một bức ảnh khác cho thấy, sự nhẫn tâm của IS khi hướng tới việc sử dụng binh lính trẻ em. Một bức ảnh từ thông cáo báo chí mới nhất chỉ ra hai chiến binh người lớn cười và dựa vào một xe tải trong khi một nhóm trai trẻ bị buộc phải thực hiện các bài tập quân sự ở trước mặt họ.

Một bức ảnh thể hiện sự truyền nhiễm tư tưởng cực đoan cho các em ngay trong một nhà thờ Hồi giáo và các bài tập hướng dẫn sử dụng súng Ak47 từ một chiến binh đeo mặt nạ. Việc thực hành là chủ đề của tập phim tài liệu về nhà nước Hồi giáo. Trong đó các em sẽ được hỏi liệu họ muốn là một kẻ đánh bom tự sát hay có một cuộc thánh chiến. Và dĩ nhiên, tất cả đều bắt buộc phải lặp lại lời kêu gọi giết người Tây “ngoại đạo”.

Sau tuổi 16, các chàng trai trẻ sẽ được gửi đến một trại quân sự, nơi họ được đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật chiến tranh và chuẩn bị cho tương lai có thể là dân quân, hoặc chiến binh đánh bom liều chết.

Theo một nguồn tin cho biết, trường Al-Sharea là cơ sở chuyên cung cấp và huấn luyện những chiến binh nam dưới 16 tuổi. Mục tiêu của nó là bóp méo quan điểm của thanh niên Raqqa, tạo ra một thế hệ theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Lý do liều chết

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 ghi nhận, hơn 4.000 trường hợp trẻ em được tuyển dụng và sử dụng trong các cuộc xung đột năm ngoái. Báo cáo này cũng cho biết, hàng nghìn người được ước tính đã bị buộc phải tham gia quân đội và các nhóm nổi dậy trên toàn cầu.

Báo cáo hàng năm của Tổng thư ký Ban Ki-moon về trẻ em và xung đột vũ trang cho biết thêm, hiện nhóm cực đoan khét tiếng của Nigeria Boko Haram khiến cho Liên Hiệp Quốc cảm thấy "xấu hổ".

Bà Leila Zerrougui, đại diện đặc biệt cho trẻ em và xung đột vũ trang, phát biểu tại một cuộc họp báo ra mắt báo cáo về tiến độ của những kẻ Hồi giáo cực đoan ở Iraq đang tạo điều kiện cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em.

Bà cho biết, Tổng thư ký đã liệt kê bốn bên tham gia tuyển dụng và sử dụng trẻ em: Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant, liên quân al-Qaeda và Jahbat al-Nusra, nhóm nổi dậy cực đoan Ahrar al-Sham, và các đơn vị bảo vệ người Kurd hoặc YPG.

Cơ sở dữ liệu tại Đại học Flinders của Úc chứa thông tin về các vụ đánh bom tự sát ở Iraq, Palestine-Israel, Afghanistan, Pakistan và Sri Lanka, chiếm 90% các cuộc tấn công tự sát từ năm 1981 và 2006. Phân tích các thông tin trong đó cho thấy tất cả vì mục tiêu chính trị hơn là lý do tôn giáo.

Bằng chứng từ những cơ sở dữ liệu đã phủ nhận cách hiểu thông thường rằng, cá tính của những kẻ đánh bom tự sát và tôn giáo của họ là nguyên nhân chính. Nó cho thấy rằng dù tôn giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bom liều chết, nhưng một động lực không phải là tôn giáo khác là lợi ích quốc gia. 

Trong tháng 9 năm 2007 khi quân đội Mỹ đã đột kích vào một trại của quân nổi dậy Iraq tại thị trấn Singar gần biên giới Syria. Ở đây, họ phát hiện ra tiểu sử của hơn 700 chiến binh nước ngoài, 137 người Lybia và 52 trong số đó là từ một thị trấn nhỏ Darnah.

Lý do tại sao rất nhiều nam thanh niên Darnah đến Iraq thực hiện nhiệm vụ tự sát không phải là tư tưởng thánh chiến toàn cầu, mà là một sự pha trộn của sự tuyệt vọng, niềm tự hào, sự tức giận, cảm giác bất lực, truyền thống địa phương và nhiệt tình tôn giáo. Sự kết hợp những yếu tố này đang khiến nhiều người trẻ tình nguyện liều chết ở Pakistan và Afghanistan.

Box: Kabul – tức Ba Tư, là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Afghanistan, nằm ở phía Đông của đất nước. Theo một ước tính đến năm 2015, dân số của thành phố là khoảng 3.678.034. Sự đô thị hóa nhanh chóng đã làm Kabul trở thành thành phố lớn thứ 64 của thế giới và là thành phố thứ 5 phát triển nhanh nhất thế giới.

Kabul hơn 3.500 năm tuổi và nhiều đế quốc đã kiểm soát thành phố, bởi lẽ nó có vị trí chiến lược dọc theo các tuyến đường thương mại của Nam và Trung Á. Kể từ khi chính quyền Talibal sụp đổ vào tháng 11 năm 2001, chính phủ Afghanistan đã cố gắng xây dựng lại thành phố, bất chấp các phần tử nổi dậy Taliban tìm mọi cách làm chậm lại các nỗ lực tái xây dựng và tổ chức các cuộc tấn công lớn.

Đọc thêm