Sự thật khủng khiếp sau vụ thử bom hạt nhân đầu tiên

(PLO) -Ngày 16/7/1945, lúc 5 giờ 30 phút sáng, rặng núi nằm ở phía Nam tiểu bang New Mexico (Hoa Kỳ), bất thình lình xảy ra một chấn động lớn, mạnh đến nỗi hất Barbara Kent bay xuống giường trong lúc đang say ngủ. 71 năm sau ngày xảy ra sự kiện đó, bà Barbara Kent với giọng hồi hộp, nhớ lại: “Cảm giác mà tôi nhớ nhất khi đó là choáng váng không thể tưởng tượng nổi”. 
Một bảo tàng lộ thiên ở White Sands Base, nơi trưng bày nhiều loại tên lửa trong vụ thử nghiệm tại Khu thử nghiệm tên lửa White Sands, phía Nam nơi xảy ra vụ nổ bom nguyên tử Trinity.
Một bảo tàng lộ thiên ở White Sands Base, nơi trưng bày nhiều loại tên lửa trong vụ thử nghiệm tại Khu thử nghiệm tên lửa White Sands, phía Nam nơi xảy ra vụ nổ bom nguyên tử Trinity.

Đó là thời điểm quả bom nguyên tử đầu tiên được quân đội Mỹ cho nổ tại một hoang mạc gần đó. Còn Barbara Kent khi đó là một thành viên trong tốp 12 nữ sinh vừa mới đến đây trước vài ngày để tham dự trại hè. 

Buổi sáng kinh thiên động địa

Mô tả thứ ánh sáng chói lòa, mạnh hơn nhiều lần ánh nắng mặt trời được sản sinh ra bởi vụ thử nghiệm loại vũ khí hạt nhân đầu tiên, bà Barbara phập phồng nhớ lại: “Lúc đó, cô Deane (giáo viên Karama Deane) nghĩ là máy nước nóng đã bị phát nổ, vì thế chúng tôi không ai bảo ai đã bổ nháo nhào ra ngoài. Khi đó mới chỉ 5h30 phút sáng, bầu trời hãy còn tối lờ mờ nhưng cảm giác như đã sáng bảnh”. 

Chiều hôm đó, các trại viên náu mình trong trại và cùng nhìn thấy có một thứ bột màu trắng rớt ngoài cửa sổ. Trong căn nhà ở California, bà Barbara hãi hùng nhớ lại: “Nhìn quang cảnh cứ ngỡ tuyết đang rơi, dù rằng mới đang tháng Bảy. Phấn khởi và tò mò, các nữ sinh ùa ra ngoài trời dạo chơi trong thời tiết kỳ quặc ấy. Chúng tôi tiếp xúc với thứ bột đó mà cứ ngỡ các bông tuyết, múc tro bột và bôi nó lên khắp mặt”. 

71 năm trôi qua, giờ đây ở tuổi 84, bản thân Kent chịu nhiều căn bệnh ung thư và là nạn nhân duy nhất còn sống sót từ trại hè năm 1945 (10 trong số 12 nữ sinh đã chết trước khi tròn 40 tuổi).

Như nhiều nạn nhân khác trong vụ thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên (gọi tắt là Trinity Downwinders), bà Barbara Kent chịu thương tổn sức khỏe nghiêm trọng nhưng chính phủ đã không làm bất kỳ chuyện gì để cảnh báo cư dân về mối hiểm họa của nhiễm phóng xạ được gây ra bởi vụ nổ.

Bà Barbara bức xúc: “Đó là sai lầm lớn của chính phủ khi không di tản dân chúng khi họ thừa biết chuyện gì sắp xảy ra. Họ chưa từng nói cho chúng tôi hay rằng nơi chúng tôi chơi sắp giết chúng tôi”. 

Trong suốt nhiều năm, nhiều tiếng kêu cứu cho các nạn nhân Trinity Downwinders ở New Mexico đã bị ngó lơ, trong khi những tác động của phóng xạ đến những cộng đồng dân cư quanh đó vẫn chưa được biết nhiều do thiếu dữ liệu hoặc các nghiên cứu. 

Thắp nến ở Tulurosa, New Mexico tưởng niệm những người đã qua đời vì ung thư hoặc có liên quan đến phơi nhiễm bức xạ trong vụ nổ Trinity
Thắp nến ở Tulurosa, New Mexico tưởng niệm những người đã qua đời vì ung thư hoặc có liên quan đến phơi nhiễm bức xạ trong vụ nổ Trinity

Tác hại khủng khiếp

Theo một nghiên cứu về những công bố bức xạ được đưa ra bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Trung tâm đánh giá và phục hồi tài liệu lịch sử Los Alamos (viết tắt LAHDRA) thì:

“Có quá nhiều điểm vẫn chưa được xác định về độ phơi nhiễm do tiếp xúc phóng xạ từ vụ thử nghiệm Trinity để có thể tạo thành một nguồn dữ liệu về phơi nhiễm bức xạ hoặc để giải quyết vấn đề mở rộng mà mọi người bị gây hại”. 

Trong lúc nghiên cứu, cả CDC và LAHDRA đã tiếp cận với những tài liệu nội bộ đã được thẩm định từ trước đó tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Năm nay, những nạn nhân Trinity Downwinder bắt đầu thu thập các cuộc điều tra sức khỏe (khoảng hơn 400 người) trên tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư và các căn bệnh khác tại cộng đồng quanh lòng chảo Tularosa (New Mexico).

Theo nhà vật lý sức khỏe Joseph Shonka, những tác động được đã xảy ra ở những khu vực gần nơi có vụ nổ. Ông Shonka, nhà nghiên cứu chủ đạo tại CDC LADHA, giải thích: “Vụ nổ Trinity đã tạo ra lượng bụi nhiều hơn các vụ thử nghiệm hạt nhân trước đó. Tại điểm thử nghiệm ở hoang mạc Nevada, nơi gần với con người sống nhất cũng chỉ là 150 dặm đường. Còn ở vụ nổ tại New Mexico thì chỉ cách nơi người sống đúng 15 dặm đường”.

Trong một email, Thượng nghị sỹ New Mexico Tom Udall viết rằng: “Những người sống trong tầm ảnh hưởng của vụ nổ Trinity đã tiếp xúc với nhiều đám mây bụi bức xạ vốn bị bắn đi từ vụ nổ New Mexico. Các mảnh bụi phóng xạ từ trên trời rơi xuống, giết hại gia súc, đầu độc thực phẩm và nguồn nước, và nhiều thế hệ dân cư sau đó đã phát triển bệnh ung thư và các chứng bệnh hiểm nghèo khác”.  

Ông Tom Udall tiếp tục: “Ngay từ đầu, chính phủ đã chối bỏ trách nhiệm. Chúng ta phải chắc chắn rằng các nạn nhân sẽ được thừa nhận và bồi hoàn như những người khác từng nhận được”. “Người được bồi thường” mà ông Tom Udall ám chỉ là những người bị ảnh hưởng tại vụ thử bom nguyên tử ở Nevada thông qua Đạo luật bồi thường phơi nhiễm bức xạ (RECA), và phủ nhận những nạn nhân ở New Mexico. 

Ông Henry Herrera, cùng vợ là bà Gloria, từng tận mắt chứng kiến vụ nổ vào năm 11 tuổi, căm phẫn nói:  “Tất cả chúng tôi đều bị ảnh hưởng. Tôi nhớ mình đã giúp cha xịt nước vào đám bụi. Thứ mà chúng tôi làm khi đó, ngày nay mới biết rằng đó là địa ngục của vụ nổ và đám mây  bụi đã bay qua”. 

Chỉ trong vòng vài phút sau khi bom nổ, một đám mây phóng xạ đã nhô cao lên nền trời đến 11.582m. Bản thân ông còn bị mê hoặc bởi đám mây hình nấm khổng lồ. Ông Herrera nhớ lại: “Tôi dòm ra bên ngoài hàng giờ.

Đám mây nhô lên cao mãi và bay về hướng Đông. Nửa đám mây bên dưới tiếp tục bay, nửa còn lại rơi xuống gần chỗ chúng tôi. Khi nhìn thấy đám bụi bay về phía nhà mình, tôi chạy vào trong nhà nói với mẹ.

Tôi vẫn nhớ như in cảm giác mẹ tôi rất giận dữ. Dân cư quanh chúng tôi chết dần mòn. Tôi bị mất vô số bạn bè và người thân vì căn bệnh ung thư. Không ai hay chuyện gì đang xảy ra, chỉ có họ từ từ lăn ra chết”. 

Nạn nhân Henry Herrera mô tả vụ nổ bom hạt nhân lúc ông còn thơ bé
Nạn nhân Henry Herrera mô tả vụ nổ bom hạt nhân lúc ông còn thơ bé 

Chính phủ “ngó lơ”

Đám mây bụi từ vụ thử nghiệm Trinity còn tồi tệ hơn cả hai vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Hai quả bom bên trên bầu trời Hiroshima và Nagasaki đã nổ tung ở độ cao 579m và 502,9m vì thế bụi phóng xạ không quá nhiều.

Khi vụ nổ trên nền đất như Trinity sẽ để lại một lượng lớn bụi bẩn tán xạ vào đám mây và trộn lẫn với vật liệu phóng xạ. Nhiệt độ quá nóng làm cho mọi thứ tan chảy. Khi đám mây nguội đi, nhiều thứ sẽ rơi xuống đất. 

Hai ông bà Gloria và Herrera nói: “Nếu chúng tôi được bồi thường chứng tỏ chính phủ đã nhận tội. Họ phải thừa nhận một sự thật rằng họ đã thả bom khiến chúng tôi bị ảnh hưởng đầu tiên. Ông Herrera phàn nàn:

“Chúng tôi nhỏ. Chúng tôi nghèo. Chúng tôi không có quyền lực chính trị”. Trong nhiều năm qua, tiếng nói của các nạn nhân ở New Mexico đã rơi vào im lặng, mất tích trên các bìa báo, hay thậm chí cảnh báo từ cộng đồng.

Năm 2015, tức 70 năm sau vụ thử nghiệm Trinity, Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ (NCI) mới bắt đầu một cuộc nghiên cứu sức khỏe chính thức nhằm ước lượng số trường hợp ung thư ở New Mexico có liên quan đến vụ thử nghiệm hạt nhân. 

Cùng năm 2015, Thượng nghị sỹ Tom Udall đã có một bài phát biểu xúc động nhằm đưa tiếng nói của các nạn nhân ở New Mexico đến Chương trình bồi thường phơi nhiễm bức xạ (RECA) của Chính phủ Mỹ.

Sự hỗ trợ của ông Tom Udall đã có hướng tích cực, các thượng nghị sỹ Mỹ và 3 thành viên khác từ New Mexico đã trở thành những nhà đồng tài trợ cho bản sửa đổi RECA... Nhiều người có rất ít hy vọng về một khoản bồi thường nhưng muốn chính phủ Mỹ phải thực sự thừa nhận hành động của họ trong quá khứ...