Thái Lan xét xử đường dây buôn bán người lớn nhất trong lịch sử

(PLO) - Trong tuần qua, một Tòa án ở Thái Lan đã xét xử hơn 100 người, trong đó có một quan chức quân đội, quan chức cấp cao và cảnh sát, trong vụ án buôn người có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước này. 
Trung tướng Manas Kongpaen, nhân vật chủ chốt trong đường dây buôn người
Trung tướng Manas Kongpaen, nhân vật chủ chốt trong đường dây buôn người

Theo CNN, hơn 100 người này đã bị buộc tội tham gia vào đường dây buôn bán người tị nạn từ Myanmar qua Thái Lan và đến Malaysia. Đa số nạn nhân là người người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar. 

Có cả tướng lĩnh quân đội cấp cao

Sau hơn 12 giờ xét xử, tổng cộng 62 trong tổng số 103 bị cáo đã bị kết án với 13 tội danh khác nhau bao gồm buôn người, hoạt động tội phạm có tổ chức, cố ý bắt giữ làm chết người và hiếp dâm.

Trong số các bị cáo, Soe Naing, nhân vật cầm đầu đường dây buôn người, nhận mức án nặng nhất là 94 năm tù giam. Manas Kongpan, một cựu tướng lĩnh trong quân đội Thái Lan được cho là nhân vật chủ chốt trong đường dây buôn người, bị kết án 27 năm tù về tội buôn người và tham gia hoạt động tội phạm có tổ chức. Hai chính trị gia khác của Thái lan, từng là thị trưởng cũng bị kết án 75 và 78 năm tù giam.

Quân đội Thái Lan từng tuyên chiến với nạn buôn người, coi đây là ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Nhưng vụ kết án tướng quân đội cấp cao nhất từ trước đến nay được coi là nỗi hổ thẹn với quân đội Thái Lan. 

Được biết từ năm 2015, sau khi cảnh sát phát hiện một số nấm mồ tập thể tại các khu lán trại trung chuyển người nhập cư trong rừng sâu ở miền Nam Thái Lan, gần biên giới với Myanmar. Vụ việc đã hé lộ một mạng lưới buôn người Hồi giáo thiểu số Rohingya tại Myanmar, trị giá hàng triệu USD. 

Khủng hoảng người tị nạn

Sự kiện xung đột chủng tộc bùng nổ năm 2012 giữa người Rohingya và người Myanmar theo đạo Phật đã làm gia tăng thêm sự thù hận giữa người Myanmar và người Rohingya. Không những thế, một số phần tử quá khích trong cộng đồng người Rohingya có tư tưởng muốn thành lập quốc gia độc lập đã tổ chức đội quân vũ trang chống lại Chính phủ Myanmar, gây ảnh hưởng đến an  ninh xã hội ở bang Rakhine. Malaysia không coi họ là công dân hay là một dân tộc trong số 135 nhóm các dân tộc khác trong cả nước. Họ bị coi là những người nhập cư bất hợp pháp trong khi từ trước đến nay chỉ sinh ra và lớn lên ở Malaysia. 

Theo Tổ chức Nhân quyền, luật pháp Malaysia phân biệt đối xử với người Rohingya, vi phạm quyền tự do đi lại, giáo dục và việc làm của họ. Họ cũng bị từ chối quyền sở hữu đất đai, mảnh đất mà họ đang sinh sống có thể bị lấy đi bất cứ khi nào. 

Để tránh bị bức hại, tàn sát, một số lượng rất lớn người Rohingya đã bỏ chạy khỏi Myanmar bằng những hành trình vượt biển đầy nguy hiểm. Đây cũng trở thành cơ hội cho những kẻ buôn lậu người, người Rohingya phải trả phí cắt cổ cho những kẻ này để được vượt biên bằng đường biển. Tuy dù muốn thoát khỏi Malaysia nhưng những nước láng giềng cũng từ chối tiếp nhận họ, nên đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo. 

Một số người khi không được tiếp nhận đã bị bọn buôn lậu thả xuống biển, nhiều người khác bị nhốt trong những trại giam trong rừng sâu và muốn trở về thì người nhà phải trả thêm tiền chuộc. Trong khi bị giam giữ, họ bị buộc phải làm việc như nô lệ tình dục, công nhân, lao động công nghiệp, giúp việc trong nhà, binh lính hay tội phạm mà không được đền bù hay hy vọng được tự do. Họ thường sống trong cảnh bần hàn, không có đủ thức ăn hay được chăm sóc y tế… 

Vào tháng 5/2015, hơn 25 xác chết được phát hiện tại một ngôi mộ tập thể gần trại giam ở tỉnh Songkhla, phía Nam Thái Lan, dẫn tới một cuộc truy bắt với hàng chục kẻ buôn lậu. 

Mở rộng điều tra

Cuộc điều tra đường dây buôn người này đã được tiến hành trong nhiều năm. Mối quan tâm của dư luận sẽ không bao giờ bùng nổ, cho tới khi Thiếu tướng cảnh sát Paween Pongsirin, người dẫn đầu cuộc điều tra, đã phải chạy sang Australia. Ông lo ngại tính mạng bị đe dọa vì “nhiều người quyền lực” ở Thái Lan muốn ông phải im lặng.

Phát biểu từ Australia, ông Paween Pongsirin nói với CNN rằng, “khi cuộc điều tra vừa mới bắt đầu, chúng tôi đã phát hiện nhiều quan chức cấp cao tham gia vào đường dây này”.

Trong một tuyên bố, tổ chức nhân quyền Fortify Rights có trụ sở ở Bang Kok đã ca ngợi phiên xét cử là “nỗ lực chưa từng có của giới chức Thái Lan nhằm đưa những kẻ phạm tội phơi bày ra ngoài ánh sáng công lý và phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình”. 

Bà Amy Smith thuộc Fortify Rights, đánh giá đây là phiên tòa “mấu chốt và chưa từng có”. Nhưng “Thái Lan còn phải cố gắng hơn để đảm bảo công lý cho hàng nghìn người còn đang bị bóc lột, tra tấn và sát hại”.

Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền cho rằng vụ án này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Đường dây buôn người Thái Lan vẫn tồn tại và mang lại món lợi lớn cho những kẻ tham gia.