Tiết lộ chấn động: Bờ biển Mỹ bị 'bao vây' bằng thủy lôi hạt nhân

(PLO) -Việc Nga bí mật bố trí thủy lôi hạt nhân ở gần bờ biển nước Mỹ để sẵn sàng giáng cho Mỹ đòn chí mạng một khi Mỹ phát động chiến tranh chống Nga, là thông tin đang gây chấn động.
Ông Baraniev, cựu Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga.
Ông Baraniev, cựu Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga.

Thông tin này được trang web của nhật báo Anh “Daily Mail” công bố hôm 1/5 trong bài viết: “Chuyên gia quân sự Nga nói, V.Putin đã ra lệnh vùi loại bom hạt nhân chìm kiểu “Chuột chũi” có thể gây sóng thần gần bờ biển nước Mỹ”. 

Tiết lộ gây chấn động

Bài báo này cho biết, ông Viktor Baraniev, sĩ quan về hưu, nguyên là Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng  Nga khi trả lời phỏng vấn báo “Pravada” đã nói: Nga đang chú trọng phát triển một thứ gọi là “năng lượng phi đối xứng” nhằm vào Mỹ, để bảo đảm nếu xảy ra chiến tranh thì cả hai bên đều bị hủy diệt.

Vì vậy, Nga đã bí mật cho vùi dưới đáy biển ở gần bờ biển nước Mỹ loại bom hạt nhân giống như chuột chũi. Loại bom này có thể chui xuống lớp cát dưới đáy biển và nằm im tại đó trong trạng thái “ngủ”…Một khi xảy ra chiến tranh, nhận được mệnh lệnh công kích, quân đội Nga sẽ cho nổ những trái bom này, tạo thành sóng thần vùi dập phần lớn khu vực ven biển nước Mỹ.

Người này nói, do chi tiêu cho quốc phòng  của Nga không thể đuổi kịp hoặc vượt Mỹ nên quân đội chỉ có thể áp dụng mọi biện pháp để tìm cách chiếm ưu thế, khiến người Mỹ e dè, thông qua đó đảm bảo cho an ninh của Nga.

Ngư lôi chiến lược Status -6 có thể được mang bởi các tàu ngầm hạt nhân
Ngư lôi chiến lược Status -6 có thể được mang bởi các tàu ngầm hạt nhân

Không phải lần đầu…

Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga tuy về quốc lực và sức mạnh quân sự đều có khoảng cách ngày càng lớn với Mỹ, nhưng thỉnh thoảng lại có những thông tin quan trọng rò rỉ cho thấy họ có những biện pháp lớn đối phó với Mỹ.

18 tháng trước, tháng 11/2015 đã xuất hiện một bức ảnh chụp Hội nghị quân sự do Tổng thống Putin chủ trì cho thấy Nga đang nghiên cứu một loại thủy lôi chiến lược kích cỡ khủng tên là “Status-6” có đường kính 1,6m, dài 25m, tốc độ 56 hải lý/h, có thể mang đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ uy lực từ 3 ngàn KT đến 100 ngàn KT.

Loại ngư lôi này sau khi phóng từ vùng biển gần nước Nga có thể tự vượt qua hành trình 10 ngàn km để đánh đòn hạt nhân đối với các cơ sở thiết bị và thành phố ven biển Mỹ. Ngoài việc gây nên sự phá hoại khủng khiếp, nó còn có thể gây ra sóng thần giết chết người và mọi sinh vật sống.

Do nó có hành trình xa, cỡ lớn, uy lực nổ khủng khiếp nên chỉ được sử dụng như thứ ngư lôi chiến lược. Nga xác định chỉ sử dụng thứ vũ khí này trong tình thế bất đắc dĩ hoặc khi lâm vào thời khắc then chốt liên quan đến sự sống còn của nước Nga.

Hình ảnh bị để lộ của ngư lôi chiến lược Status – 6
Hình ảnh bị để lộ của ngư lôi chiến lược Status – 6

Vô tình hay cố ý tiết lộ?

Vào thời điểm đó, việc Nga vô tình hay cố ý để lộ thông tin về ngư lôi chiến lược “Status-6” đã gây nên sự rúng động đối với Mỹ và cả trên thế giới. Nhưng nay, khi mà người ta đã dần lãng quên thông tin đó, không ngờ Nga lại để lộ thông tin về thứ vũ khí chiến lược phi đối xứng mới.

Lần này, thứ vũ khí sát thủ không phải là ngư lôi chiến lược mà là một thứ bom hạt nhân “ngủ im”, theo suy đoán đó là một loại thủy lôi kiểu tự giấu mình. Điểm khác với loại thủy lôi thường, ngoài lượng nổ hạt nhân đạt tới từ 1 đến 10 triệu tấn TNT (1000 – 10.000KT), nó còn có 3 đặc điểm lớn:

Thứ nhất mang theo hệ thống “tự bới giấu mình”, có thể tự bới cát để náu mình tới độ sâu 8 đến 16m dưới nền cát đáy biển khu vực đã định; thứ hai, phía đầu kia của nó được thiết kế kỹ thuật tàng hình chống bị phát hiện để chống lại hệ thống sonar quét mìn của đối phương; thứ ba, tuy loại thủy lôi này tự vùi ở độ sâu lớn, nhưng vẫn mang theo anten được ngụy trang giống như viên đá dùng để nhận mệnh lệnh phát qua tín hiệu vệ tinh, chuyển sang trạng thái tác chiến, phát nổ bất cứ lúc nào.

Điều đáng chú ý là thông tin này được đưa ra từ một sĩ quan đã xuất ngũ vốn là người phát ngôn Bộ Quốc phòng  Nga. Với thân phận ấy, có vẻ đây là cách bộc lộ đáng tin cậy một cách bất thường.

Cảnh tượng vụ nổ thủy lôi hạt nhân trong một cuộc thử nghiệm
Cảnh tượng vụ nổ thủy lôi hạt nhân trong một cuộc thử nghiệm

Điều đặc biệt gây hứng thú là, trong quá trình trả lời phỏng vấn của phóng viên báo “Pravada”, cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Viktor Baraniev bỗng nhiên dừng lại: “Ồ, có lẽ tôi đã nói nhiều quá rồi!”, rồi nói tiếp: “Có lẽ tôi phải quản chặt cái miệng của mình lại!” Không hiểu đó là do truyền thông Nga cố tình làm chiêu trò, hay vị cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng này cảm thấy mình đã lỡ lời để lộ thông tin cơ mật.

Các chuyên gia cho rằng, về mặt kỹ thuật, Nga hiện nay hoàn toàn có khả năng nghiên cứu chế tạo ra ngư lôi chiến lược “Status - 6” và thủy lôi chiến lược kiểu “chuột chũi” ngủ im như trên; còn việc đã sản xuất, triển khai chúng hay chưa thì đó là một bí mật, ít người biết được.

Xét về tình cảnh thực tế hai nước Nga, Mỹ đang lâm vào hiện nay, việc quân đội Nga bố trí hai loại vũ khí chiến lược đó không làm người ta ngạc nhiên. Hệ thống chống tên lửa đạn đạo “Aegis combat system” mà Mỹ bố trí cả ở trên đất liền lẫn trên biển châu Âu đã bắt đầu vận hành; các máy bay F-35, F-16 và xe tăng M1A2 của Mỹ đều đã có mặt ở ngay cửa ngõ nước Nga; hệ thống THAAD bố trí ở Hàn Quốc phía Đông nước Nga đã cơ bản xong, đã có thể phát huy vai trò chống tên lửa đạn đạo; lại thêm sự bài binh bố trận của NATO do Mỹ lãnh đạo ở Syria và Bắc Cực, cùng với việc Mỹ liên tiếp thử nghiệm tên lửa đạn đạo vượt đại châu LGM-30G Minuteman-III trong thời gian gần đây, đều tạo nên sức ép rất lớn đối với Nga.

Do giá dầu trên thế giới gần đây liên tục rớt, kinh tế Nga rơi vào trạng thái sa sút trong thời gian dài, lại thêm việc họ bị phương Tây siết chặt trừng phạt sau cuộc khủng hoảng Crưm, khiến Nga những năm gần đây không thể có thêm được những thứ vũ khí, trang bị tiên tiến có thể sánh ngang Mỹ.

Cấu tạo ngư lôi chiến lược Status-6 của Nga
Cấu tạo ngư lôi chiến lược Status-6 của Nga

Cho nên, người Nga chỉ có thể chơi con bài “phi đối xứng”, chính là bối cảnh để nghiên cứu, chế tạo và bố trí hai loại ngư lôi chiến lược “Status – 6” và thủy lôi hạt nhân kiểu “chuột chũi”.

Theo ý đồ của người Nga, sau khi triển khai những loại vũ khí “phi đối xứng” này, nếu một ngày nào đó xảy ra chiến tranh với Mỹ, có lẽ các loại máy bay ném bom chiến lược Tu-95, Tu-160 và các tàu ngầm hạt nhân chiến lược không thể tới được khu vực tác chiến, khi đó Nga sẽ không còn khả năng đánh trả.

Nếu Nga bố trí được hai loại vũ khí chiến lược “phi đối xứng” kiểu mới này thì trong tình huống bất trắc, Nga sẽ chơi bài ngửa “Trạng chết Chúa cũng băng hà” cùng Mỹ, những thứ vũ khí này sẽ hủy diệt nước Mỹ...

Đọc thêm