Tổng thống Donald Trump bị điều tra vì quyết định bãi nhiệm "có động cơ chính trị"

(PLVN) - Đảng Dân chủ tại Hạ viên Mỹ hôm 16/5 đã tiến hành cuộc điều tra về "động cơ chính trị" của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi bãi nhiệm một quan chức giám sát của Chính phủ, được cho là đang điều tra Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump rời cuộc họp báo về dịch COVID-19 Vườn được tổ chức tại Vườn hồng của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 11/5/2020. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump rời cuộc họp báo về dịch COVID-19 Vườn được tổ chức tại Vườn hồng của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 11/5/2020. Ảnh: AFP

Thông báo này được đưa ra sau khi ông Tổng thống Trump nói với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước rằng ông dự định bãi nhiệm Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Steve Linick.

Đây là lần thứ ba ông Trump đột ngột bãi nhiệm một quan chức được giao nhiệm vụ theo dõi hành vi lạm dụng và hành vi sai trái của Chính phủ kể từ tháng 4 và đã thu hút sự chỉ trích ngay cả từ các thành viên trong chính đảng của ông.

Theo Nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitt Romne, "đó là một mối đe dọa đối với nền dân chủ có trách nhiệm và một vết nứt trong cán cân quyền lực theo hiến pháp". Hai nghị sỹ đảng Dân chủ cao cấp - Thượng nghị sĩ Bob Menendez và nghị sĩ Eliot Engel - nói trong một tuyên bố rằng họ "phản đối việc bãi nhiệm có động cơ chính trị".

Các nhà lập pháp cho biết ông Linick rõ ràng đã "mở một cuộc điều tra về hành vi sai trái của chính Bộ trưởng Pompeo" và nói rằng việc bãi nhiệm này được "thiết kế để bảo vệ Bộ trưởng Pompeo khỏi trách nhiệm cá nhân... và có thể là một hành động trả thù bất hợp pháp".

Một trợ lý của Đảng Dân chủ tại Hạ viện (giấu tên) cho biết, ông Linick đang điều tra các khiếu nại rằng ông Pompeo sử dụng một nhân viên bổ nhiệm để thực hiện các công việc cá nhân cho mình và vợ, Susan.

CNN trích dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao báo cáo rằng, chính ông Pompeo đã đề nghị việc bãi nhiệm và lựa chọn ông Stephen Akard, cựu trợ lý của Phó Tổng thống Mike Pence thay thế ông Linick.

Theo luật, chính quyền phải thông báo cho Quốc hội 30 ngày về kế hoạch bãi nhiệm một tổng thanh tra để các nhà lập pháp có thời gian xem xét và có thể phản đối quyết định này.

Ông Engel, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ông và Menendez, Nghị sỹ Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã yêu cầu Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao lật lại các hồ sơ liên quan đến việc bãi nhiệm ông Linick.

Họ cũng yêu cầu được xem các hồ sơ cho các cuộc điều tra của IG "liên quan đến Văn phòng Thư ký đã mở, đang chờ xử lý hoặc chưa hoàn tất tại thời điểm ông Linick bị bãi nhiệm".

Nhiều thông tin cho thấy ông Pompeo thường xuyên đi du lịch khắp thế giới bằng chuyên cơ của chính phủ cùng vợ.