Vì sao Mỹ không thể dự đoán được tai hoạ sóng thần ở Indonesia?

(PLO) - “Chúng ta có thể đoán trước rằng sóng thần sau một trận động đất. Trong khi đó, đêm trước không có trận động đất nào”, ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia đề cập đến các trận lở đất dưới nước dẫn đến sóng thần ở Indonesia tối 22/12.
Ảnh: AFP.
Ảnh: AFP.

Đợt sóng thần khủng khiếp bị kích hoạt khi núi lửa Anak Krakatau phun trào ở eo biển Sunda giữa các đảo Java và Sumatra, gây ra một loạt các vụ lở đất dưới nước, theo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa chất của Indonesia (BMKG).

Khi tảng những tảng đá bị sạt lở bên dưới mặt nước, nó "đẩy" nước lên phía trên và tạo ra sóng thần, nhà khí tượng học CNN Allison Chinchar cho biết. Đây là một cơn sóng thần rất cục bộ. Các đợt sạt lở dưới nước sẽ tiếp tục xảy ra.

“Chúng ta rất cần hệ thống dự báo đa nguy hiểm”, ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia phát biểu. Ông đã chỉ ra sóng thần xảy ra nhanh hơn và khó dự đoán hơn sóng thủy triều. 

“Chúng ta có thể đoán trước rằng một trận sóng thần sau một trận động đất. Trong khi đó, đêm qua không có trận động đất nào”, ông đề cập đến các trận lở đất dưới nước ở Indonesia tối 22/12. “Đó là lý do tại sao tai hoạ đã xảy ra không một lời cảnh báo.”

Các cơ quan chính phủ trên thế giới, bao gồm Mỹ không thể đoán trước được vụ việc này, một phần cũng vì sự liên quan đến đợt đóng cửa của chính phủ Mỹ những ngày vừa qua, trang web của cơ quan Khảo sát Địa Chất Mỹ cho biết. Do hạn chế trong hỗ trợ, họ không thể đưa ra lời cảnh báo, hay chính xác hơn, họ không thể huy động nhân viên và không thể hỗ trợ Indonesia trong suốt quá trình chính phủ đóng cửa.

Trong khi cơ quan Khảo sát Địa Chất Mỹ và Trung Tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương đã không đưa ra cảnh báo kịp thời thì cơ quan địa phương BMKG bị sập web liên tục trong suốt 24 giờ qua. BMKG là cơ quan nắm thông tin chặt chẽ nhất về vụ sóng thần và là nguồn tin đáng tin cậy nhất.