Giá nước rửa bát tự chế chỉ bằng 1/3, thậm chí bằng 1/4 loại nước rửa bát có đăng ký chất lượng được bán trên thị trường. Điều đáng nói là các loại nước rửa bát trôi nổi này tồn dư hóa chất độc hại trên bát đĩa, khó rửa sạch hóa chất, có loại lại thiếu hóa chất tẩy rửa do ăn bớt nguyên liệu, nên không thể rửa sạch được bát đĩa.
Tự chế đơn giản
Chúng tôi đi theo một người bán nước rửa bát tự chế từ phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Chiếc xe máy mang BKS 35F3 5585 được chủ nhân buộc thêm một chiếc giá, phía trên có những chiếc can nhựa. Bên trong những chiếc can nhựa loại 5l còn nguyên nhãn Dầu ăn Neptuyn là một thứ nước rửa bát màu vàng nhạt. Theo thành phần của hãng dầu ăn Neptuyn ghi ngoài bao bì thì nước rửa bát của anh này có thành phần chất đạm, chất béo... chứ tuyệt nhiên không một dòng chữ nào liên quan đến thành phần loại nước rửa bát anh ta đang chứa trong can dầu ăn!
Tự chế đơn giản
Chúng tôi đi theo một người bán nước rửa bát tự chế từ phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Chiếc xe máy mang BKS 35F3 5585 được chủ nhân buộc thêm một chiếc giá, phía trên có những chiếc can nhựa. Bên trong những chiếc can nhựa loại 5l còn nguyên nhãn Dầu ăn Neptuyn là một thứ nước rửa bát màu vàng nhạt. Theo thành phần của hãng dầu ăn Neptuyn ghi ngoài bao bì thì nước rửa bát của anh này có thành phần chất đạm, chất béo... chứ tuyệt nhiên không một dòng chữ nào liên quan đến thành phần loại nước rửa bát anh ta đang chứa trong can dầu ăn!
|
Nước rửa bát trôi nổi không thể rửa sạch bát đĩa |
Chàng thanh niên tuổi chừng 26, 27 này vòng vèo qua các phố rồi dừng lại ở một quán xôi trên đường Nguyễn Hữu Huân. "Tiền trao cháo múc", sau khi giao hai can nước rửa bát, anh chàng nhận lại hai vỏ can đựng nước rửa bát đã dùng hết, cũng còn nguyên tem của hãng dầu ăn nổi tiếng và tiền rồi lên xe đi tiếp.
Tiếp tục đi theo, chúng tôi tới được khu nhà trọ ở khu Định Công. Người dân xung quanh cho biết anh này thuê nhà của một chị tên Hà, chuyên tự chế nước rửa bát, nước rửa xe máy và cực kỳ đắt hàng. Anh này tự đi mua các loại hóa chất về, bỏ loại nọ vào loại kia, ra được một thứ được gọi là nước rửa bát. Cơ sở sản xuất này cũng chỉ có một mình anh ta hành nghề.
Cửa hàng số 2 Phạm Ngũ Lão, cũng bày la liệt các loại nước rửa bát màu xanh lá cây đựng trong những chiếc vỏ chai Lavie loại 1,5l và 5l. Giá một chai nước rửa bát loại 1,5l ở đây là 10.000đ. Loại 5l là 30.000đ.
Theo PGS.TS Hoa Hữu Thu, trưởng khoa Hóa dầu, trường Đại học Tự nhiên, vì pha chế thủ công, nên liều lượng các chất có thể sẽ không đạt chuẩn. Sẽ rất nguy hiểm nếu như sau khi rửa bát mà vẫn tồn dư kiềm. Màu sắc nước rửa bát thì rất đơn giản, có thể ra bất kỳ màu gì họ muốn.
Thừa chất cũng "chết"
Nước rửa chén bát của những hãng có tên tuổi và được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng thường sử dụng hoá chất có tác dụng tẩy sạch là Na-LAS. Trong khi đó, nước rửa chén bát không nguồn gốc sử dụng kiềm là chủ yếu do giá thành của kiềm rẻ bằng 1/7 giá thành của Na-LAS. Do được pha chế kiểu "ngẫu hứng", nên ngay cả các "nhà sản xuất chui" cũng không thể đảm bảo được rằng mẻ hàng này với mẻ hàng sau là y như nhau.
Điều nguy hiểm là nếu lượng kiềm vượt quá mức cho phép sẽ làm chén bát nhớt và phải rửa thật nhiều nước mới có thể sạch được. Nhưng trong thời buổi nước sạch vừa thiếu vừa yếu, lượng bát đĩa bẩn tống ra để rửa tới hàng trăm cái, lại phải rửa thật nhanh để còn quay vòng cho khách có bát đĩa ăn tiếp khiến cho việc rửa tráng trở nên đại khái đi nhiều.
Quan sát hậu trường các quán nhậu giờ cao điểm, mới thực sự sởn da gà, hay các quán vỉa hè mới thấy khủng khiếp. Hàng bún ở A15 Nghĩa Tân (Hà Nội) buổi trưa đông nghịt. Chủ hàng cau có quát tháo. Khách ngồi kín cả vỉa hè. Hai cô giúp việc ngồi dạng tè he "ôm" lấy cái chậu nước. Một người xoay xoay cái giẻ rửa bát mấy vòng quanh cái đĩa rồi ném xoạch vào chậu, người kia chao qua chao lại đúng hai nhát, chiếc đĩa được vớt lên cho vào rổ. Cứ thế, một chậu nước không biết tráng bao nhiêu cái bát.
|
Sẽ rất nguy hiểm nếu như sau khi rửa bát mà vẫn tồn dư kiềm |
Tôi thắc mắc rửa thế làm sao sạch được, một cô bĩu môi: "Ngồi vỉa hè thì chỉ có từng đây nước thôi. Phải xách nước từ nhà ra, chứ vỉa hè nào người ta bắc vòi cho mình rửa". Mấy cô gái ngồi ăn ngay gần đấy thì chép miệng: "Khuất mắt trông coi, thức ăn đường phố mà còn yêu sách này nọ thì lấy đâu ra". Thiếu cũng "toi" Mẫu kiểm nghiệm mang tới Trung tâm kỹ thuật đo lường 1 kiểm nghiệm được mua của một người bán nước rửa bát rong ở chợ Bưởi. Kết quả cho biết, hàm lượng chất hoạt động bề mặt tan trong cồn là 6,87%, trong khi mức quy định của TCVN 6971/2001 là phải lớn hơn hoặc bằng 10%. Như vậy, chỉ tiêu này thấp hơn so với quy định 1/3 lần. Điều đáng nói, đây lại là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nước rửa bát. Kết quả kiểm nghiệm này cho thấy, không thể rửa sạch được bát đĩa.
Với kết quả như vậy, bát đĩa rửa bằng mẫu này sẽ không sạch được. Người ta không dùng chất tẩy thông thường trong bột giặt mà phải là lauryn sunfat bởi đây là chất hoạt động bề mặt nhưng không gây ăn da. Một số cơ sở dùng loại hoạt động bề mặt cho vào để giặt là ankil sunfonat, loại này rất mạnh nên chỉ cho vào để giặt. Tuy nhiên, một số cơ sở vẫn dùng loại này vì giá thành thấp hơn loại từ dầu dừa. Trong trường hợp mẫu của Báo đem đi kiểm nghiệm thì lại không đạt tiêu chuẩn tẩy rửa, là do người ta ăn bớt nguyên liệu. Ông Ngô Huy Du (Hội Khoa học Kỹ thuật Phân tích Hóa lý và Sinh học Việt Nam)
|
Theo Việt Nga
Khoa học đời sống online
Khoa học đời sống online