Sản xuất công nghiệp FDI năm 2011: Cơ hội cơ cấu lại sản xuất

 So với các năm trước, năm 2010 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố. Những ảnh hưởng của thời kỳ “hậu khủng hoảng” khiến không ít doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, thậm chí ngừng sản xuất

So với các năm trước, năm 2010 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố. Những ảnh hưởng của thời kỳ “hậu khủng hoảng” khiến không ít doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, thậm chí ngừng sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều doanh nghiệp vượt lên, bảo đảm việc làm và nâng cao mức sống của người lao động. Thực tế cho thấy đây cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp FDI cơ cấu lại sản xuất, thị trường, nguồn vốn.

Tăng trưởng nhưng giảm lợi nhuận

Sản xuất khu vực FDI vào tháng cuối của năm 2010 tăng trưởng nhưng mức tăng không cao (tăng 4% so tháng trước và tăng 14% so với tháng 12 năm trước). Cả năm, giá trị sản xuất của khối này ước 20.529,3 tỷ đồng, tăng trưởng 17% và đạt 102,5% kế hoạch năm. Khu vực FDI vẫn có sự tăng trưởng khá do có nhiều doanh nghiệp mới đi vào sản xuất như khu liên hợp sản xuất thiết bị năng lượng của Tập đoàn GE trong KCN Nomura- Hải Phòng, khu liên hợp sản xuất khí công nghiệp (tại Hải Dương) của Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (trong KCN Đình Vũ), Công ty LS Vina Cable đưa thêm nhà máy sản xuất dây nhôm vào hoạt động… Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều l•nh đạo doanh nghiệp, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm đáng kể so với các năm trước.

Nguyên nhân chính là do phần lớn doanh nghiệp FDI có tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu trong giá thành sản phẩm. Bởi vậy, khi gặp khó khăn về ngoại tệ và do mấy đợt điều chỉnh tăng tỷ giá giữa VNĐ và USD, l•i suất vay vốn VNĐ tăng cao khiến các doanh nghiệp phải chi phí lớn vào vốn. Ngay cả doanh nghiệp lớn cũng chịu nhiều sức ép, khó khăn lắm mới trụ vững. Một số doanh nghiệp nhỏ sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất do thiếu đơn hàng, sản phẩm không cạnh tranh được như An Cương, Thái Nghiệp, Đại Khánh, Sero, Thành Tín,  Kosen, Phúc Tuyền.... Có hai ngành giảm sản xuất so  với cùng kỳ là sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại do cung vượt cầu, do sản phẩm không đáp ứng yêu cầu khách hàng về mẫu m•, chất lượng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp FDI phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ ở nước ngoài. Khi công ty mẹ gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới và chưa hồi phục, các công ty con cũng khó khăn theo. Đơ cử, doanh nghiệp Songsan trong KCN Nam Cầu Kiền. Đối tác chính của Songsan là Vinashin không có tiền đầu tư tiếp cho dự án nhưng bản thân doanh nghiệp mẹ cũng không đủ lực để tự đứng vững. Doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động hơn năm nay. Bên cạnh đó, do giá vàng trên thế giới tăng cao nên các doanh nghiệp chế tác đồ trang sức bằng vàng gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng đến sản xuất.

Các chuyên gia kỹ thuật Nhà máy sản xuất máy phát điện tua bin gió (Khu công nghiệp No -mu-ra Hải Phòng cho công nhân.

Cần thiết điều chỉnh chiến lược

Trong khi không ít doanh nghiệp FDI gặp khó khăn thì vẫn có nhiều doanh nghiệp khác giữ vững đà tăng trưởng tốt. Đó là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản như: Gosei, Pioneer, Arai, Nakashima, Sumirubber, Kokuyo...do doanh nghiệp mẹ phục hồi nhanh và có thị trường. Một số doanh nghiệp sản xuất thép như SSE, Vinausteel, VPS...do cơ cấu hợp lý nguồn vốn vay, giảm vay vốn bằng ngoại tệ và tăng mua nguyên liệu trong nước. Ngoài ra, hầu hết ngành sản xuất khác đều tăng như cao su, nhựa, xi măng, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, máy móc thiết bị điện và các sản phẩm khác như đồ chơi, nến thơm do có thị trường xuất khẩu.. Nhiều doanh nghiệp trong năm tuyển thêm hàng trăm lao động. Ngành giày dép sau thời gian dài sản xuất cầm chừng vì thiếu đơn hàng nay bắt đầu phục hồi sản xuất.

Kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI năm 2010 có sự phân hóa rõ nét. Doanh nghiệp mạnh càng mạnh thêm, doanh nghiệp yếu có thể sẽ phá sản, giải thể hoặc bán lại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI rút ra bài học kinh nghiệm sau những biến động của thị trường tiền tệ cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vừa qua để bước vào năm 2011 với định hướng chiến lược mới. Nhiều doanh nghiệp đang tăng đầu tư để tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm như LS Vina Cable, Vinausteel hoặc giảm dần sự phụ thuộc vào ngoại tệ như VPS. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI cũng đang chú trọng tới thị trường xuất khẩu và tìm cách mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế, tăng tính độc lập và giảm dần sự phụ thuộc vào công ty mẹ. Đây cũng là những hướng đi đúng đắn để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đối với thị trường trong và ngoài nước.

Mai Hương 

Đọc thêm