Sẽ ban hành Quy chế Game Online trong tháng 6

Sáng 13/5 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội Thảo “xây dựng Quy chế của Thủ tướng Chính phủ về trò chơi trực tuyến". Dự kiến Quy chế này sẽ trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 6/2010.

Sáng 13/5 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội Thảo “xây dựng Quy chế của Thủ tướng Chính phủ về trò chơi trực tuyến". Dự kiến Quy chế này sẽ trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 6/2010.

Đây là bản dự thảo lần thứ 7 về quản lý trò chơi trực tuyến với 4 chương và 24 điều. Đa số ý kiến ủng hộ quan điểm của Bản dự thảo này, đồng tình với các quy định về nội dung trò chơi trực tuyến, tránh yếu tố bạo lực, khêu gợi, trái với truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tuy nhiên, cần làm rõ khái niệm về trò chơi trực tuyến "đơn giản" và "bình thường", không ít điều cần phải bổ sung chỉnh lý cho khả thi, dễ áp dụng, dễ xử lý.
Mô tả ảnh.
Trẻ em đang chơi game online. Ảnh Minh Đức
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết: Trò chơi trực tuyến chỉ mới phát triển ở Việt Nam trong thời gian ngắn nhưng đã có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hôi, cả tích cực và tiêu cực. Đến nay cần phải có những quy định mới nhằm giúp loại hình này phát triển lành mạnh, đồng thời, giải quyết được những vấn đề xã hội đang tồn tại. Còn nhiều điều cần làm rõ trong dự thảo
Đến nay, việc quản lý loại hình trò chơi này vẫn đang được áp dụng theo Thông tư liên tịch được ký giữa Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an, ngày 1/6/2006.

Song đến nay cần phải có những quy định mới nhằm giúp loại hình này phát triển lành mạnh, đồng thời, giải quyết được những vấn đề xã hội đang tồn tại.

Do vậy, gần 2 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo "Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến" và đưa ra lấy ý kiến để có thể trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 6/2010.

TTXVN
Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó giám đốc, Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Hà Nội cho rằng: Nếu chúng ta chỉ chú ý đến game online, mà không tính đến game offline, rất dễ xảy ra tình trạng người chơi game lách luật. Game offline hạn chế phạm vi về mặt địa lý, nhưng người chơi vẫn có thể dùng trong phạm vi cục bộ (mạng LAN). Còn về mặt nội dung kịch bản, hình ảnh, âm thanh, thì nó không có gì khác so với game online. Ông Bùi Xuân Long, Trưởng phòng Cho thuê thiết bị Công ty CP TM&DV Komatsu Việt Nam, đồng thời cũng là một game thủ cho rằng: Điều 14 quy định về thời gian đối với trò chơi bình thường là từ 8 giờ đến 22 giờ là không công bằng với người lớn, đơn cử như tôi đi làm từ 8 giờ sáng về đến nhà đã 20 giờ, tắm rửa, cơm nước xong …chẳng lẽ không được giải trí. Ông Lê Văn Điệu, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hải Phòng bày tỏ : Chúng tôi thường xuyên đi kiểm tra các cửa hàng internet, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở và tuyên truyền, bởi các các chủ cửa hàng internet cũng chỉ biết cho khách thuê và lấy tiền theo giờ, còn khách hàng làm gì, xem gì, chơi gì, chủ cũng chịu... Việc quy định "không để người chơi mặc đồng phục học sinh phổ thông lớp 1 đến lớp 12 sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày" cũng chỉ là khắc phục được phần nào, điều này rất khó mang lại hiệu quả như mong muốn. Ông Lê Hồng Minh, Giám đốc điều hành Vina Game cho biết : Khi vào internet có nghĩa là vào một không gian ảo không giới hạn, khi đó người chơi có thể thâm nhập các trò chơi trực tuyến từ các nước khác. Sự quản lý của nhà nước là rất cần thiết để phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ quan tâm nhiều hơn đối với các game gắn với giáo dục, gắn với nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Tại Hội thảo, đại diện của TƯ Đoàn TNCS HCM, ông Trần Thanh Lâm, Trưởng Ban Tuyên giáo, nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc ban hành quy chế này nhằm phát huy tối đa tính tích cực, hiệu quả, lợi ích của trò chơi trực tuyến đối với việc phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh cho người chơi; đồng thời hạn chế những tiêu cực, mặt trái của trò chơi trực tuyến đối với người chơi (đặc biệt là thanh thiếu nhi). Đại diện của TƯ Đoàn TNCS HCM đặc biệt quan tâm đến đối tượng người chơi là thanh thiếu niên nhi đồng, và đóng góp nhiều điều cụ thể có liên quan trong Bản quy chế dự thảo.Rất cần ý thức trách nhiệm của người dân Ở góc độ quản lý nhà nước, trao đổi với PV bên lề hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cho rằng : Khi cơ quan quản lý cố gắng đưa ra chế tài xác thực nhất, người dân cũng cần cố gắng nhận thức một cách đầy đủ nhất, thì khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn cuộc sống sẽ gần lại, chúng ta phải tiến tới những công việc như vậy. Ở các nước việc sử dụng hộ chiếu hay CMTND để xuất trình là rất bình thường, nhưng mà ở mình thì cảm thấy rất khó khăn. Mình đưa ra chế tài, nhưng phải từng bước giáo dục ý thức thực hiện việc khai báo, làm cho mọi người thấy rõ được trách nhiệm của mình. Nếu như các cửa hàng kinh doanh internet có trách nhiệm trong việc này, dần dần sẽ thành thói quen tốt. Khi ý thức và nhận thức của con người ở mức thấp thì chúng ta phải từng bước giáo dục, phải rèn luyện, bồi dưỡng, cả ở gia đình và xã hội. Bản thân game không có lỗi, nếu game đó đầy đủ các yêu cầu, có nội dung tốt, phát hành theo đúng các quy định của pháp luật, chỉ có con người không chấp hành hoặc có những đại lý lợi dụng, tranh thủ. Ví dụ Karaoke bản thân nó không có tội, bản chất của nó là sinh hoạt văn hóa, cái gốc xuất phát là rất tốt. Do một số người tham tiền, biến tướng nó để thu hút khách, tôi đánh giá loại hình trò chơi trực tuyến cũng tương tự như vậy. Phát triển cần phải quản lý được, phát triển mà không quản lý được thì cần phải xem lại - Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh. Game online đang đặt ra những vấn đề rất đáng quan tâm trong quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, dự kiến Dự thảo này sẽ hoàn thiện vào tháng 6 tới - ông Doãn cho biết.
Ông Trần Thanh Lâm, Trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Dự thảo Quy chế cần xác định đối tượng chủ yếu quy chế điều chỉnh là nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất và đại lý kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến; làm rõ các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong dự thảo Quy chế; bổ sung các chế tài xử phạt các vi phạm; bổ sung điều khoản quy định các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến phải có liên kết thông tin để quản lý thời gian chơi của người chơi.

Tại Khoản 2, Điều 3 cần có định nghĩa, khái niệm để làm rõ hơn thuật ngữ trò chơi đơn giản và trò chơi bình thường; bổ sung các tiêu chí để xác định trò chơi đơn giản và trò chơi bình thường. Điều 6: Cần có yêu cầu nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ khuyến cáo rõ các tác hại của trò chơi trực tuyến có thể ảnh hưởng tới người chơi (bỏ đoạn khi chơi quá nhiều).

Điểm c, khoản 5, Điều 6 cần bổ sung thêm nội dung khi thấy cần thiết, phát hiện trò chơi trực tuyến có các nội dung, hình ảnh ảnh hưởng tới chính trị, tới quan hệ ngoại giao, tới văn hóa hoặc các vấn đề phức tạp, nhậy cảm, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý trò chơi trực tuyến có quyền yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ dừng việc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đó ngay lập tức (điều này tránh việc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước không cho cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến nhưng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viện cớ phải chờ đợi sau 3 tháng thông báo với người chơi mới dừng cung cấp dịch vụ).

Khoản 3, Điều 14: Thời gian đối với người chơi, quy định như trong dự thảo thì một người chơi nếu đổi các trò chơi họ có thể chơi 24/24 giờ liên tục trong ngày. Đề nghị bổ sung quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có cài đặt phần mềm dừng người chơi khi đến thời điểm giới hạn thời gian tối đa cho phép trong ngày.

Điều 15 (Quy định về trẻ em dưới 14 tuổi chưa có chứng minh thư hoặc hộ chiếu, người bảo lãnh phải cung cấp thông tin cá nhân của mình cho đại lý internet).

Đề nghị cần làm rõ người bảo lãnh ở đây là ai, trách nhiệm của người bảo lãnh, tránh trường hợp người không có quyền bảo lãnh vẫn đứng ra bảo lãnh.

Đề nghị làm rõ tại sao lại là 14 tuổi, vì xét dưới góc độ quy định của Luật Thanh niên, người từ đủ 16 tuổi mới là thanh niên.

Điều 19: Đề nghị bổ sung thành phần Hội đồng thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến nên có các cơ quan làm công tác giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

Khoản 2, khoản Điều 20 : (Đề nghị cần xây dựng một phụ lục chi tiết hơn tạo thuận lợi Hội đồng thẩm định áp dụng, tránh các hiện tượng tranh cãi có thể xảy ra).      

Minh Đức
Theo Tiền Phong

Đọc thêm