Sẽ có nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam

Ông Habibullah Khan, Chuyên gia tư vấn của WB khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư cá nhân cần phân tán các khoản đầu tư vào các quỹ uỷ thác đầu tư BĐS.

Sẽ có nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam ảnh 1
 

Ông Habibullah Khan, Chuyên gia tư vấn của WB khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư cá nhân cần phân tán các khoản đầu tư vào các quỹ uỷ thác đầu tư BĐS.

Ông Habibullah Khan, Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư cá nhân cần phân tán các khoản đầu tư vào các quỹ uỷ thác đầu tư bất động sản (BĐS).

Nhà đầu tư có thể tìm kiếm được gì từ quỹ uỷ thác đầu tư BĐS, thưa ông?

Quỹ uỷ thác đầu tư BĐS (REIT) là phương tiện để đầu tư, phát triển và quản lý thu nhập từ BĐS văn phòng, khách sạn, căn hộ... Các quỹ ủy thác này được quản lý chuyên nghiệp và là cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ. Hoạt động của các quỹ uỷ thác được theo dõi bởi các cơ quan có trách nhiệm, các nhà phân tích, tổ chức kiểm toán độc lập và giới truyền thông.

Các cá nhân có thể đóng tiền vào quỹ dù chỉ với số lượng nhỏ và có được một nguồn thu nhập ổn định thường xuyên từ quỹ, vì 90% doanh thu từ các quỹ ủy thác đầu tư BĐS đều chia cho các cổ đông.

Nhìn về khía cạnh trên, thì các quỹ ủy thác này là tốt đẹp. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, thì nhà đầu tư cũng nên thận trọng. Ví dụ, do các quỹ này niêm yết trên các thị trường chứng khoán, nên nếu thị trường chứng khoán đi xuống, thì nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro vì giá trị của quỹ cũng đi xuống.

Theo ông, cần làm gì để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các quỹ ủy thác đầu tư BĐS?

Tôi lấy Singapore làm ví dụ. Đã có nhiều đối tác cho việc phát triển thành công quỹ ủy thác đầu tư BĐS tại nước này. Nhưng mô hình quỹ ủy thác đầu tư cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày một nhiều hơn, càng ngày càng có nhiều quỹ ủy thác đầu tư ra đời, trong số đó có nhiều quỹ đã phải chịu rủi ro vì sự suy thoái của nền kinh tế.

Cạnh tranh giữa các quỹ ngày một gia tăng, nên không có sự đảm bảo nào rằng, mọi quỹ đầu tư ủy thác BĐS đều thành công. Do đó, để hạn chế các rủi ro, bạn nên phân tán các khoản đầu tư của mình.

Tôi cho rằng, các quỹ này càng được quản lý một cách hiệu quả thì càng đảm bảo khả năng thành công.

Nghĩa là, nên thận trọng khi đầu tư vào các quỹ ủy thác đầu tư này?

Tôi muốn nói rằng, đã là đầu tư thì đầu tư vào bất kỳ công cụ kinh tế nào cũng đều có rủi ro và quỹ uỷ thác không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là khi nền kinh tế đi xuống.

Vậy triển vọng của thị trường BĐS của Việt Nam và hình thức quỹ ủy thác đầu tư này ra sao, thưa ông?

Hiện có nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ vào lĩnh vực BĐS ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ cơ hội tại thị trường này rất lớn. Nếu Việt Nam có thể giữ vững tốc độ phát triển kinh tế 6-7%/năm và cải thiện hiệu quả đầu tư như trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu, thì Việt Nam sẽ có những bước tiến nhảy vọt.

Khi Việt Nam giữ vững được tốc độ tăng trưởng và chỉ số cạnh tranh tốt, chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư và nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Theo Ngọc Quang
Báo Đầu tư

Đọc thêm