“Sếp bà” xinh đẹp "đổ đốn" khiến người khác rùng mình

Theo nguồn tin CNN, mới đây, nữ tiến sĩ Kimberly Quinlan Lindsey, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bị bắt về tội danh lạm dụng tình dục trẻ em và có hành vi thú tính. Nhân sự kiện này, dư luận biết thêm nhiều vụ bê bối động trời khác của CDC và của một "Sếp bà" xinh đẹp có học nhưng lại "coi trời bằng vung".

Theo nguồn tin CNN, mới đây, nữ tiến sĩ Kimberly Quinlan Lindsey, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bị bắt về tội danh lạm dụng tình dục trẻ em và có hành vi thú tính. Nhân sự kiện này, dư luận biết thêm nhiều vụ bê bối động trời khác của CDC và của một "Sếp bà" xinh đẹp có học nhưng lại "coi trời bằng vung".

Kimberly Quinlan Lindsey
Kimberly Quinlan Lindsey

“Sếp Bà” đổ đốnKimberly Quinlan Lindsey "đầu quân" tại CDC trên 12 năm. Trong cương vị Phó Giám đốc Văn phòng chính sách khoa học thí nghiệm và Chương trình tự hành (LSPO), Lindsey trở thành người có “quyền sinh quyền sát" trong lĩnh vực khoa học, sức khoẻ con người, bởi CDC là cơ quan rất quan trọng bên cạnh Bộ y tế, có nhiệm vụ thực hiện các công tác y tế cộng đồng và an toàn sức khỏe thông qua việc cung cấp các khuyến cáo, thông tin hướng dẫn, đặc biệt là phát triển và ứng dụng các hệ thống phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, sức khoẻ môi trường và nghề nghiệp, tăng cường giáo dục nâng cao sức khoẻ cộng đồng. 

Trước khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc LSPO, Kimberly Quinlan Lindsey giữ cương vị quan trọng của Trung tâm y tế dự phòng (PHPR), nơi được sử dụng nguồn vốn tới trên 1,5 tỷ USD cho việc nghiên cứu các loại thuốc phục vụ cho chương trình chống khủng bố quốc gia. Nhưng Kimberly Quinlan Lindsey lại bị bắt với người tình 42 tuổi, Thomas Josep Westerman, vì bị cáo buộc tội phi đạo đức, thiếu đứng đắn, có những hành vi lạm dụng tình dục hệ thống một đứa trẻ mới 6 tuổi. Riêng Kimberly Quinlan Lindsey còn có hành vi tình dục với cả động vật.

Theo cảnh sát địa hạt Dekalb County, từ tháng 1 đến tháng 8 2010, Kimberly và người tình đã có những hành vi lạm dụng tình dục một bé trai 6 tuổi, riêng Kimberly còn có hành vi tình dục nhiều lần với những con thú cưng của mình. Sự kiện trên vỡ lở, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, vì sao một phụ nữ xinh đẹp, có bằng tiến sĩ chuyên ngành về dịch tễ học và sinh học phân tử lại có cuộc sống đổ đốn đến vậy.

Cũng nhân sự kiện này, người ta đã lật lại 3 vụ scandal đang được dư luận đồn thổi liên quan đến CDC, vụ vắcxin cúm lợn H1N1 2009, những khuyến cáo của CDC đưa ra có liên quan đến dự án bổ sung flo (fluoride) vào nước và vụ thuê mướn tiến sĩ Thorsen người Canada giải mã sự thật hợp chất thimerosal có trong các loại vắcxin mà người ta tình nghi là thủ phạm gây bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Thomas Josep Westerman và Kimberly Quinlan Lindsey.
Thomas Josep Westerman và Kimberly Quinlan Lindsey.

Những scandal đình đám

Năm 2009, dịch cúm lợn bùng phát đem lại mối nguy hiểm trực tiếp đối với sức khoẻ trẻ em và phụ nữ mang thai, nhưng do tuyên truyền không đúng nên dịch cúm H1N1 năm 2009 đã làm cho nhiều người bị thiệt mạng. Bằng chứng, hồi tháng 8 mới đây người ta đã phát hiện thấy vắcxin cúm H1N1 có hại nhiều hơn có lợi, phát sinh chứng ngủ rũ (narcolepsy) - căn bệnh rối loạn giấc ngủ vốn hiếm gặp - ở nhóm vị thành niên tại Thuỵ Điển cao tới trên 660% so với những người không dùng loại vắcxin nói trên. Tương tự, tại  Phần Lan, người ta cũng tìm thấy bằng chứng trẻ mắc phải hội chứng này sau khi tiêm vắcxin Pandemrix.

Theo một báo cáo công bố tháng 1/2011, vắcxin H1N1 đã làm tăng chứng ngủ rũ ở những người tiêm vắcxin dưới 19 tuổi lên tới 900% so với những người không tiêm. Tại Mỹ, vắcxin nói trên còn làm tăng tỷ lệ xảy thai và thai chết lưu cao tới 60 lần so với các loại vắcxin cúm mùa truyền thống. Trong những phi vụ nói trên, người được lợi nhất là những công ty dược phẩm và những kẻ trung gian tiếp tay, môi giới, nhưng họ lại không bao giờ bị lộ mặt bởi đã có CDC đứng đằng sau, đặc biệt là vai trò của nữ tiến sĩ Kimberly.

Vụ scandal thứ hai liên quan tới dự án bổ sung flo (fluoride) vào nước. Theo một số tài liệu, từ thập niên 70 thể kỷ trước, các chuyên gia răng miệng CDC đã độc quyền giám sát việc bổ sung flo vào nguồn nước. Cùng giải quyết vấn đề này còn có các chuyên gia ở Trung tâm phòng chống dịch bệnh mãn tính và xúc tiến y tế quốc gia, Văn phòng Bộ Y tế và Phân ban giám sát chất độc hại.

Nhưng CDC đã độc quyền sử dụng các số liệu thu thập khi đánh giá hàm lượng flo và quyết định việc bổ sung flo vào cho nguồn nước. Mặc dù không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia về bệnh tiểu đường, chuyên gia về răng lợi, thậm chí cả các chuyên gia về độc hại của CDC,  nhưng CDC vẫn cứ quyết theo ý định chủ quan của mình.

Một vụ làm ăn mờ ám khác của CDC cũng được lật lại: Vụ thuê tiến sĩ Poul Thorsen để giải mã điều dư luận quan tâm, tìm ra mối liên quan giữa hợp chất thimerosal có trong các loại vắcxin, thủ phạm tình nghi gây bệnh tự kỷ ở trẻ em. Vụ scandal này được dư luận Mỹ rất quan tâm và bức xúc bởi tiền mất tật mang, tốn từ 1- 2 triệu USD mà không được việc, sai sự thật. 

Dư luận nghi ngờ đây là hành vi rửa tiền, trốn thuế, rút tiền của nhà nước nhiều hơn là cho nghiên cứu khoa học. Mặc dù tốn tiền, nhưng kết quả tiến sĩ Poul Thorsen đưa ra lại không có gì mới, không mang tính thuyết phục. Thậm chí còn trái ngược cả với những gì đưa ra trước đây, bởi chính Poul Thorsen đã từng công bố nghiên cứu về vắcxin MMR năm 2003 tại Đan Mạch với kết luận có thể làm tăng mức độ tự kỷ tới 20%, nhưng trong nghiên cứu cho CDC thì kết quả ngược lại.

 Khắc Nam (theo CNN/DM)

Đọc thêm