Ăn 'sạch' để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

(PLO) - Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức - nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên nhân gây ra gần 80.000 người chết và 150.00 người mắc mới ung thư mỗi năm là do 4 nguyên nhân chính: 35% do thực  phẩm chưa an toàn, 30% do thuốc lá, di truyền từ 5-10 % và còn lại là các nguyên nhân khác. 
PGS Lê Thị Hương cho biết, thuốc lá và béo phì gây ra nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư
PGS Lê Thị Hương cho biết, thuốc lá và béo phì gây ra nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư

Con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Số tiền bảo hiểm y tế Việt Nam phải chi trả cho điều trị căn bệnh này cũng lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm (160.000.000 USD năm 2013).

Thuốc lá, béo phì là yếu tố lớn nhất gây nguy cơ về ung thư

PGS Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Y học dự phòng cũng cho biết, nếu như trên thế giới chỉ có 12,7 triệu người mắc ung thư vào năm 2008 thì đến năm 2012 đã tăng lên 14,1 triệu người mắc/năm và 8,2 triệu người tử vong/ năm. Ước tính đến năm 2032 sẽ có 25 triệu ca mắc/ năm, tăng 32% so với năm 2012.  

Hiện nay, trong số những bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư cổ tử cung… thì ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 13%, tiếp đến là ung thư vú (12%), ung thư đại tràng (10%), ung thư tuyến tiền liệt (8%), ung thư dạ dày (7%)…

Theo số liệu năm 2010 thì riêng Việt Nam đã có 14.652 ca ung thư phổi, 12.533 ca ung thư vú, 10.384 ca ung thư dạ dày, 6.110 ca ung thư đại trực tràng, 5.664 ca ung thư cổ tử cung… Tỷ lệ mắc ung thư của nam cao hơn nữ 16%.

Vậy nguyên nhân dẫn tới ung thư là gì? Theo các báo cáo khoa học tại hội thảo “Giải pháp đánh thức hệ thống thải độc cơ thể phòng ngừa ung bướu” do Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư phối hợp cùng Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI phối hợp tổ chức, yếu tố quyết định gây ung thư vẫn còn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, béo phì, uống nhiều rượu bia, ăn uống không khoa học hay sự ảnh hưởng của các bụi phóng xạ hạt nhân, xạ trị, bức xạ tia X và CT-scan… và các tác nhân sinh ung (carcinogens) cùng yếu tố di truyền cũng góp phần gây ra các nguy cơ hình thành ung thư.

PGS Lê Thị Hương chỉ rõ, tỷ lệ phần trăm các yếu tố nguy cơ của ung thư. Trong đó, thuốc lá chiếm 33% nguy cơ gây ra ung thư, thừa cân béo phì chiếm 20% nguy cơ gây ra ung thư, chế độ ăn, ít hoạt động thể lực, yếu tố nghề nghiệp, vi rút, tiền sử gia đình, mỗi yếu tố đều chiếm 5% nguy cơ gây ra ung thư…

“Hút thuốc lá là nguyên nhân của 14 loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Bằng chứng về mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi cho thấy chỉ cần giảm hút thuốc lá sẽ giảm tỷ lệ ung thư phổi. Lạm dụng rượu bia cũng vậy, nếu dùng ít các đồ chứa cồn sẽ giúp ngăn chặn các loại ung thư. Vì rượu bia gây ra rất nhiều tác hại như gây tổn thương tế bào, tăng tổn thương do thuốc lá, biến đổi hooc-mon gây ung thư vú, biến thành hóa chất gây ung thư…” - PGS Lê Thị Hương nhấn mạnh.

Kích hoạt khả năng tự thải độc của cơ thể 

Ung thư tàn phá cơ thể, gây ra những đau đớn trên cơ thể người bệnh, đồng thời cũng tạo lên gánh nặng vô cùng lớn đối với kinh tế của mỗi người. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp dự phòng và tầm soát ung thư sớm ở Việt Nam là cực kì cần thiết và cần được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Hiện nay, ở Việt Nam chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung đã được triển khai ở quy mô quốc gia từ năm 2008 tại 7 tỉnh, thành phố, khám và sàng lọc được 70.980 phụ nữ trong độ tuổi từ 35 - 60. Năm 2015, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch “Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40” cho 12.000 phụ nữ và tiếp tục duy trì vào năm 2016. Tuy nhiên, đến nay vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung vẫn chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

Một trong những giải pháp nữa trong dự phòng ung thư là cải thiện chế độ dinh dưỡng. Ví dụ như nếu được bổ sung một lượng hợp lý chất xơ, có nhiều trong rau, củ, quả sẽ góp phần làm giảm nguy cơ gây ra ung thư đại trực tràng, thực quản, khoang miệng, phổi, dạ dày. Hay việc bổ sung can xi hợp lý cũng làm giảm nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Bổ sung đầy đủ selen, folate cũng góp phần làm giảm nguy cơ gây ung thư phổi, tiền liệt tuyến, tụy…

Ngược lại, nếu như ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn từ 20-50% so với nhóm tiêu thụ tăng nitrosamines (nội sinh hoặc từ nitrat trong thực phẩm). Ăn nhiều thức ăn, đồ uống quá nóng sẽ góp phần làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, thực quản. Chế độ ăn quá mặn cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, mũi họng… 

PGS Lê Thị Hương cho biết: “Tuy nhiên, giải pháp can thiệp về dinh dưỡng trong dự phòng ung thư vẫn còn nhiều tranh cãi và cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu trong tương lai. Xu hướng các can thiệp dự phòng ung thư trong tương lai sẽ tập trung vào các yếu tố: các kiến thức về gen của con người và công nghệ sinh học trong xử lý và điều chỉnh các gen gây ung thư.

Yếu tố thứ hai sẽ nhấn mạnh vào công tác tầm soát phát hiện sớm và một xu hướng mới đang được quan tâm tại các nước đang phát triển là bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt, hoạt chất Sulforaphane có tác dụng tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các độc tố”.

Theo đó, TS. BS Rudy Simons, chuyên gia công nghệ y học Tập đoàn Frutarom Thụy Sỹ cũng khẳng định, bình thường hệ thống thải độc cơ thể mới chỉ hoạt động khoảng 40% công suất, trong khi độc tố thì ngày càng nhiều từ các nguồn nên việc thúc đẩy và kích hoạt hệ thống thải độc hoạt động tối đa là một việc làm rất quan trọng.

Hoạt chất Sulforaphane có trong hạt mầm bông cải xanh, giúp kích hoạt cùng lúc 200 gen bảo vệ tế bào, thúc đẩy hoạt động hệ thống hàng rào bảo vệ cơ thể, trong 200 gen được kích hoạt, một số gen quy định việc tổng hợp chất chống oxy mạnh mẽ nhất cơ thể là Glutathione để phá hủy độc tố trước khi nó kịp tấn công tế bào, ngăn ngừa ung bướu.

Đọc thêm