Bài thuốc hay đặc trị bệnh đại tràng

(PLO) - Bệnh đại tràng gây khá nhiều phiền phức,  Lương y Phạm Thị Minh Trang hướng dẫn bạn đọc một bài thuốc rất hiệu nghiệm.

Hình minh họa
Hình minh họa
Lương y Phạm Thị Minh Trang (SN 1957, quê Tiền Giang, ngụ đường Tân Hòa Đông, phường Bình Trị Đông, quận Tân Bình, TP. HCM) nêu ra một số biểu hiện của bệnh lý đại tràng như sau:  Thường xuyên đau bụng, có cảm giác muốn đại tiện nhưng đi không ra chất thải. Người đau đại tràng hễ ăn thức ăn cứng như cơm khô dễ đau bụng.
Ngoài ra người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ợ chua, đau bụng râm: “Lúc đau ở vùng rốn, ấn mạnh tay vào sẽ dịu hẳn nhưng sau đó tiếp tục xuất hiện cảm giác đau râm ran. Chứng bệnh đại tràng theo đông y do tỳ vị hư, khí uất. Từ đó quá trình bài tiết dịch vị kém gây tổn thương đường ruột. Đơn giản nữa, thói quen ăn không nhai kĩ cũng dễ gây đau đại tràng”, bà Trang nói. Đau đại tràng nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm kéo dài, bệnh mãn tính và hư đường tiêu hoá.
Bài thuốc nữ lương y thừa kế có tác dụng điều trị đau đại tràng gồm các vị: Bạch truật (12g), phục sinh  (12g), sa nhân (60g), hoài sơn (60g), la bạc tử (80g), phụ tử chế (20g), bán hạ (40g), phá cố chỉ (40g), mộc hương (60g), bình lang (40g), hoàng liên (60g), cam thảo (30g). Tác dụng của bài thuốc là lợi tiểu, giải độc gan và ổn định đường huyết. Từ đó khí huyết lưu thông, tì vị ổn định giúp hệ tiêu hoá hoạt động “trơn tru”.
Cách thức nấu thuốc khá đơn giản: Dùng dược liệu phơi khô cho vào ấm, đổ 2 lít nước rồi cô cạn còn khoảng 1 lít. Mỗi ngày uống thuốc thay nước. Trường hợp bệnh nhâu đai đại tràng có triệu chứng tiêu chảy, có thể bổ sung vào bài thuốc vỏ măng cụt phơi khô.
Trong quá trình dùng thuốc, nên ăn thức ăn dễ tiêu như cháo. Bệnh nhân tránh sử dụng chất kích thích, hạn chế rau xanh giàu xenlulo. Chẳng hạn như rau muống, su hào, bắp cải. Người đau đại tràng nên kiêng ăn, uống sữa sống (nên pha nước ấm để uống).
Bà Trang khuyên, bệnh nhân đau đại tràng cần giảm ăn tinh bột, kiêng bơ, phô mai, trứng luộc. Ngược lại tăng cường ăn cá. Ngoài ra bệnh nhân đau đại tràng luôn giữ ấm vùng bụng, tập thể dục vừa sức.
Lưu ý nữa là tập ăn uống, đại tiện đúng giờ nhằm đảm bảo ổn định đường ruột. Như lời bà Trang cho hay, người đau đại tràng kiên trì uống thuốc khoảng tuần lễ sẽ nhận thấy hiệu quả. Ưu điểm của bài thuốc là không gây tác dụng phụ, dễ sử dụng.
Với chứng bệnh đau viêm đại tràng, bà Trang hướng dẫn có thể phòng bệnh bằng cách tránh ăn nhiều gia vị, chua, cay. Đồng thời ăn nhiều rau, quả. Có thể chống táo bón bằng cách tăng cường chất xơ, chất nhầy như rau mồng tơi, rau dền, rau sam. Bên cạnh đó chú ý uống đủ nước hằng ngày, thực hiện chế độ làm việc khoa học. Tránh ăn thắc ăn ôi thiu, thức ăn lên men, tiết canh, rau sống chưa rửa sạch.
Đông y còn có bài thuốc khác chữa đại tràng như sau:
Thành phần: Mật lợn tươi: 1 cái  (lợn có trọng lượng từ 70kg đến 100kg); Nghệ vàng tươi: 2 lạng; Mật ong: 30ml; Ngải cứu tươi: 5 bó to (khoảng 500g). (Ngải cứu có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài như vi khuẩn lị, amip...; Nghệ và mật ong thì trám vào vết thương trong đường ruột; Mật lợn hỗ trợ cho phần thiếu hụt trong cơ thể).
Cách làm: Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước. Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + ngải cứu + nước mật lợn+ mật ong vào một nồi, quấy đều, đun nhỏ lửa để cô lại thành cao. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. (Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, nên làm một lần với tỷ lệ trên cho 4 hoặc 5 cái mật lợn).
Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 viên to như hạt lạc là đủ./.

Đọc thêm