Bệnh viện Việt Đức chú trọng công tác điều dưỡng

(PLO) - Nghề Y nói chung, nghề điều dưỡng nói riêng được phân biệt với các nghề khác bởi nghĩa vụ  đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù, đó là: chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm nhẹ sự đau đớn của con người do bệnh tật và do các can thiệp y tế góp phần quan trọng đưa đến kết quả tốt nhất trong khám, chữa bệnh.
Bệnh viện Việt Đức chú trọng công tác điều dưỡng
Điều này được minh chứng rõ nét tại Bệnh viện Việt Đức -  đơn vị ngoại khoa đầu ngành với bề dày lịch sử hơn 100 năm.
Lấy người bệnh làm trung tâm
Bên cạnh cải tiến hoạt động khám chữa bệnh, xác định công tác chăm sóc người bệnh đóng vai trò quan trọng nên Bộ Y đã ban hành thông tư 07 ngày 26 tháng 01 năm 2011 “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện”; “Thực hiện quyết định số 29/2008/QĐ – BYT về quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế”; “Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt nam, ngày 24 tháng 04 năm 2012 ; “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam” ngày 10/9/2012 của Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam.
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức rất chú trọng đến công tác chăm sóc người bệnh. Để triển khai thực hiện các thông tư, chuẩn về điều dưỡng do Bộ Y tế ban hành, đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện Việt Đức chăm sóc người bệnh với mục tiêu chính: “Người bệnh là trung tâm nên phải chăm sóc người bệnh an toàn, chất lượng và đáp ứng sự hài lòng người bệnh và gia đình người bệnh”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đội ngũ điều dưỡng viên Bệnh viện Việt Đức vừa giỏi chuyên môn vừa phải có đạo đức nghề nghiệp. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề điều dưỡng.
Với mục tiêu trên, dưới sự lãnh đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Bộ Y tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đặc biệt là giám đốc bệnh viện chỉ đạo trực tiếp Phòng Điều dưỡng thực hiện. Có kế hoạch cụ thể, thực hiện kế hoạch nghiêm túc với trách nhiệm và lòng tự trọng cao, sự hợp tác tốt, ham học hỏi, đồng thuận, đoàn kết thương yêu động viên nhau cùng tiến bộ của tập thể điều dưỡng bệnh viện Việt Đức qua những hoạt động hàng ngày và được tổng kết bằng những số liệu qua kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu về giao tiếp ứng xử, thực hành kỹ thuật, đào tạo để từ đó rút kinh nghiệm kịp thời đem lại lợi ích cho người bệnh, Điều dưỡng và bệnh viện.
Xứng đáng với danh hiệu “đầu ngành ngoại khoa”
Từ Thông tư  07, bệnh viện đã cụ thể hoá thành các quy trình kỹ thuật, quy định chuyên môn cho phù  hợp với đặc thù và điều kiện thực tế  để làm cơ sở cho Điều dưỡng dễ thực hiện và đạt kết quả cao (17 quy trình kỹ thuật, 12 quy định và 32 bảng kiểm, phiếu đáng giá). Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong công tác điều dưỡng đã đi vào nề nếp, mang tính thực tế và khoa học với tâm niệm “Quản lý mà không có giám sát, kiểm tra, đánh giá thì coi như không quản lý” việc giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện nghiêm túc tại các khoa phòng, kết quả đều phản ánh đúng sự thật và hết sức nghiêm túc (kết quả cụ thể đã được báo cáo trong các buổi tổng kết công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng theo tháng, quí, năm).
Song song với công tác chuyên môn, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng rất quan trọng để duy trì và phát triển nhân lực Điều dưỡng cũng như thực hành chăm sóc góp phần không nhỏ vào cải thiện chất lượng chăm sóc cũng như tăng sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh. Ngoài hoạt động cơ bản về công tác chăm sóc người bệnh theo chức năng nhiệm vụ được giao Điều dưỡng ở Bệnh viện Việt Đức còn cố gắng vươn lên để học tập, giảng dạy cho đội ngũ Điều dưỡng trong bệnh viện cũng như các cơ sở y tế, cở sở đào tạo Điều dưỡng, đặc biệt mọi nỗ lực phấn đấu đã được ghi nhận thông qua dự án “Tăng cường năng lực đào tạo tại chỗ và thực hành lâm sàng cho điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Đức, Việt Nam” được triển khai tại Bệnh viện Việt  Đức (Quyết  định số4132/QĐ-BYT ngày 29/10/2009) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trường Đại học Công nghệ Queensland, Úc.
Các kết quả  chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức đã nâng cao được năng lực Điều dưỡng và chất lượng chăm sóc, đã được bệnh viện và người bệnh đánh giá cao. Bệnh viện cũng tăng cường hợp tác với các trường, Sở Y tế trong nước và chuyên gia nước ngoài bạn về Quản lý cũng như giảng dạy lâm sàng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các  buổi sinh hoạt chuyên môn (6 tháng đầu năm 2013 tổ chức 05 buổi có hơn 800 điều dưỡng tham dự. Sinh hoạt khoa học 03 buổi có hơn 500 điều dưỡng tham dự. Hội nghị khoa học Quốc tế năm 2011, 2012 với gần 1000 Điều dưỡng tham gia, đã được lãnh đạo Bộ Y tế, các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn của các bài nghiên cứu). Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước qua các bài báo đăng trên tạp chí Y học thực hành Việt Nam, tạp chí Nursing Education Today, Hội nghị quốc tế về giáo dục và cách học mới tại Barcelona 4 – 6/7/2011…
Có thể thấy, Điều dưỡng ở Bệnh viện Việt Đức đã cố gắng vươn lên từng bước thực hiện tốt các nhiệm vụ và chức năng mang tính chuyên khoa và chuyên nghiệp của mình; trong những năm qua mọi hoạt động của điều dưỡng khẳng định họ đang dần hoàn thiện, khẳng định được nghề nghiệp của mình và dần nâng lên một tầm hoạt động mới, với tư duy  xem người bệnh và người nhà người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện như người thân, xây dựng hình ảnh đẹp của người điều dưỡng bệnh viện Việt Đức trong lòng người dân thì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động: Tăng cường tổ chức, giám sát, thực hành chăm sóc người bệnh sẽ chuyên nghiệp hơn với những phương tiện, công cụ hiện đại sẽ đưa công tác chăm sóc người bệnh có hình thức và nội dung phát triển và tiến bộ hơn, nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong khám chữa bệnh.

Đọc thêm