Độc tố – Kẻ thù giấu mặt gây ung bướu và bệnh tật

(PLO) -  Người Việt đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe: môi trường ô nhiễm, thực phẩm ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, ngay cả những sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày cũng chứa nhiều hóa chất độc hại. Những yếu tố này được gọi chung là độc tố- chính là các tác nhân hóa học có thể đi vào cơ thể và gây hại sức khỏe, đặc biệt, độc tố chính là kẻ thù dấu mặt gây ung thư và bệnh tật cho con người hiện đại ngày nay.
Độc tố – Kẻ thù giấu mặt gây ung bướu và bệnh tật

Độc tố gây ung thư và bệnh tật theo cách nào?

Độc tố đi vào cơ thể con người qua 3 con đường chính: qua đường tiêu hóa, qua hô hấp (không khí ô nhiễm, xăng xe, khói bụi, khói thuốc lá…) và qua da (hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm hoặc các loại tiếp xúc khác).

Sau khi vào cơ thể, lẽ thường, chúng sẽ bị cơ chế thải độc tự nhiên đào thải ra ngoài để bảo vệ các tế bào và cơ thể. Tuy nhiên, với môi trường sống nhiều độc và “quá độc” hiện nay, độc tố ngấm vào cơ thể quá nhiều nên cơ chế này không đào thải hết được, dẫn đến độc tố tích lũy bên trong cơ thể và tấn công các tế bào khắp cơ thể.

Độc tố bẻ gẫy chuỗi ADN gây đột biến tế bào, tạo ra các tế bào ác tính. Thông thường, khi 1 tế bào già và chết đi thì cơ thể sẽ sinh ra 1 tế bào mới thay thế để đảm nhận chức năng của tế bào đã chết. Nhưng đối với tế bào ác tính, chúng không chết đi theo quy luật mà nhân lên một cách không kiểm soát, hình thành khối u, đây chính là cách ung thư hình thành trong cơ thể. 1

Các nghiên cứu còn chỉ ra, độc tố có liên quan đến các bệnh về rối loạn nội tiết, các bệnh thần kinh (Alzheimer’s, Parkinson,..), tim mạch, béo phì, hội chứng mệt mỏi mạn tính, lão hóa sớm…

Độc tố là kẻ dấu mặt gây bệnh tật và ung thư. Nhưng buồn thay, tác hại của độc tố chưa được hiểu đúng và quan tâm đúng mức. Nguy hiểm hơn nữa, độc tố không chỉ có trong rau bẩn, thịt bẩn, cá sống trong môi trường nước ô nhiễm, không khí chứa đầy chì, thủy ngân, xăng xe, khói bụi, các thiết bị điện tử có phát sóng…như mọi người thường nghĩ. Không ít hóa chất trở thành độc tố cho cơ thể có trong các vật dụng hàng ngày như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, mỹ phẩm. Thậm chí, độc tố sản sinh từ chính bên trong cơ thể do quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa do chính chúng ta gây ra.

Làm thế nào để phòng tránh ung bướu và bệnh tật do độc tố gây ra?

Để tránh được các tác hại do độc tố gây ra, bạn cần làm được 3 việc:

Thứ nhất: Giảm thiểu độc tố đi vào cơ thể, bằng cách sử dụng thực phẩm lành mạnh, hạn chế thực phẩm công nghiệp chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản, thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, chất kích thích. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh tiếp xúc với hóa chất như: xà bông tắm từ dầu dừa, dầu gội đầu bồ kết,...

Thứ hai: Vận động đúng cách để khí huyết lưu thông, khí huyết lưu thông thì các chất cặn bã mới nhanh chóng được đào thải ra ngoài. Những người ngồi nhiều, ít vận động thường bị độc tố tích tụ nhiều hơn, biểu hiện là hay mệt mỏi, béo bụng, mất tập trung…

Thứ 3: Thải độc định kì ít nhất 1-2 lần/năm để độc tố không tích tụ lâu ngày và gây tổn thương tế bào.

Bạn có thể chọn chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự gây hại của độc tố. Nhưng cũng cần lưu ý, các loại rau quả hiện nay bị tẩm ướp rất nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọt và bảo quản, nên trong nhiều trường hợp sẽ có tác dụng ngược, làm tăng thêm gánh nặng độc tố cho cơ thể.

Sự sống của con người được cấu tạo từ hàng nghìn tế bào trong cơ thể. Bởi vậy, để thải độc tận gốc giúp hạn chế nguy cơ ung bướu, chúng ta phải thải độc ở cấp độ tế bào. Các tế bào của chúng ta được bảo vệ khỏi sự tấn công của độc tố bởi một hàng rào bảo vệ gồm các chất chống oxi hóa, các enzyme thải độc và cả hệ miễn dịch. Trong đó có một phân tử nhỏ bé được mệnh danh là “vệ sĩ bảo vệ tế bào” có tên là glutathione.

Glutathione là chất chống oxi hóa nội sinh mạnh nhất trong cơ thể, có mặt bên trong tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần các chất chống oxi hóa khác, nhờ đó, nó có thể vô hiệu hóa các độc tố và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Ngoài ra, glutathione còn gắn vào chất độc, để chất độc trở nên dễ tan, dễ đào thải ra khỏi cơ thể.

Từ nguyên lý khoa học này, các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Johns Hopkins đã nghiên cứu ra phương pháp thải độc cấp độ tế bào, bằng cách kích hoạt khả năng tự sản sinh glutathione của cơ thể nhờ một hoạt chất trong bông cải xanh có tên là sulforaphane. Hoạt chất này có thể làm tăng nồng độ glutathione lên 240%, mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực phòng chống ung bướu.