Hội chứng người cá của thai nhi

Sirenomelia, còn gọi là “hội chứng người cá”, chỉ tình trạng đôi chân bị xoắn ngược và dính vào nhau, tạo thành hình dạng một chi duy nhất, với đôi bàn chân bè ra như đuôi cá.
Bé Milagros Cerron trước khi phẫu thuật tách chi.
Bé Milagros Cerron trước khi phẫu thuật tách chi.
Trong nhiều ngàn năm, huyền thoại về người cá luôn tồn tại cùng với lịch sử loài người. Theo truyền thuyết, các sinh vật nửa người nửa cá lần đầu tiên xuất hiện tại vùng Assyria cổ đại, hiện là Syria, từ đó sinh vật huyền bí này có mặt trong những câu chuyện dân gian trong các nền văn hóa tại châu Âu, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, người cá phiên bản thực tế không hề đẹp đẽ và đầy sức hút như trong tưởng tượng, mà đây được xem là một tình trạng biến dị bẩm sinh có thể khiến đối tượng bị mất mạng.
Sử gia về y học Lindsey Fitzharris, tiến sĩ của Đại học Oxford (Anh), cho hay tình trạng trên xuất hiện khi cuống rốn không hình thành đủ 2 động mạch. Kết quả là thai nhi không được cung cấp đủ nguồn máu dinh dưỡng, và động mạch duy nhất “đánh cắp” máu và chất dinh dưỡng lẽ ra phải chảy đến phần dưới của cơ thể. Trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, bào thai không đủ sức phát triển thành 2 chi riêng biệt. 
Đây là trường hợp cực hiếm, xảy ra với xác suất 1:100.000 trẻ sơ sinh, nhưng nguy cơ mắc hội chứng người cá cao gấp 100 lần trong trường hợp song sinh đồng trứng. Những trẻ sinh ra với hội chứng hiểm nghèo này thường chỉ sống được vài ngày, và hơn phân nửa số trường hợp bị chết non.
...và bé đã hồi phục sau phẫu thuật - Ảnh: perunoticias.net
 ...và bé đã hồi phục sau phẫu thuật - Ảnh: perunoticias.net 
Tiến sĩ Fitzharris đã nỗ lực lần theo dấu vết của hội chứng này trong lịch sử y khoa, và kết quả ban đầu không hề khả quan. Bộ sưu tập y học gồm 4 quyển xuất bản vào năm 1891 có tên Những trường hợp người quái thai có ghi lại vài dòng về tình trạng trên, nhưng không hề có thêm thông tin về kiến thức của bác sĩ thời đó về bệnh trạng người cá. 
Sau đó, tiến sĩ Fitzharris đã tìm được một mẫu vật đầu tiên tại Viện bảo tàng Y học quốc gia của Mỹ tại thủ đô Washington, kế đến là 3 mẫu ở Viện bảo tàng Giải phẫu học ở Naples (Ý). Tuy nhiên, kho mẫu vật số lượng lớn nhất về người cá nằm ở Viện bảo tàng Vrolik ở Amsterdam (Hà Lan). Và lịch sử đã chứng minh đây là hội chứng đặc biệt chết người.
Không hề có trường hợp nào trước đây còn sống sót với hội chứng người cá, theo ghi nhận của tiến sĩ Fitzharris. Đại đa số trẻ đều chỉ sống được vài ngày do suy thận và bàng quang. Cùng với sự phát triển của y học, hội chứng này giờ đây có thể được chữa trị, dù chỉ có vài trường hợp qua khỏi. 
Vào năm 1988, Tiffany Yorks được giải phẫu tách chân trước khi đầy năm, và hiện vẫn gặp một số vấn đề khi di chuyển do xương quá yếu. Yorks, năm nay 26 tuổi, cũng là trường hợp sống sót lâu nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. 
Đến năm 2005, thế giới chứng kiến một trường hợp “người cá” khác, lần này ở Peru. Bé Milagros Cerron lần lượt trải qua 2 cuộc giải phẫu để tách chi. Phần lớn cơ quan nội tạng của Cerron, bao gồm tim và phổi, đều hoàn hảo. Nhưng hệ thống tiêu hóa bị biến dạng, dính chung với ống niệu đạo và bộ phận sinh dục, trong khi 1 quả thận không thành hình, và quả thận còn lại kích thước rất nhỏ.
Đến năm 2012, bé Cerron, lúc đó 7 tuổi, được ghép thận và trải qua phẫu thuật tạo hình lại ống niệu đạo. Hiện bệnh nhi đã hồi phục hoàn toàn và có thể bước đi vững vàng.
 ...và bé đã hồi phục sau phẫu thuật - Ảnh: perunoticias.net
 ...và bé đã hồi phục sau phẫu thuật - Ảnh: perunoticias.net

Đọc thêm