Người Việt tiêu thụ đường gần gấp đôi khuyến cáo của WHO

(PLO) - Sáng qua (22/6), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức hội thảo công bố các khuyến nghị của WHO về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Tại hội thảo, TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, tình trạng sử dụng đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Tỷ lệ tiêu thụ theo đầu người đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua.

Đồ uống có đường khiến người uống có cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn, lại đa dạng về chủng loại khiến trẻ em, người lớn đều yêu thích. Nhưng đồ uống có đường là thủ phạm gây dư thừa năng lượng, gây các rối loạn chuyển hóa làm tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch.

Trước thực trạng gia tăng bệnh tật do tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, TS. Jun Nakagawa, Phó Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo: Để giảm mức tiêu thụ quá nhiều đường và ngăn nạn dịch béo phì, tiểu đường, Việt Nam cần đánh thuế đồ uống có đường. Đồng thời, hạn chế quảng cáo các loại đồ uống có đường và giáo dục nâng cao nhận thức về ảnh hưởng có hại của việc tiêu thụ đồ uống có đường, giúp làm thay đổi thói quen tiêu thụ. 

Đọc thêm