Nơi con người sống bằng... hy vọng

(PLVN) - Với những bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo về máu và cha mẹ của các em, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dường như đã trở thành ngôi nhà thứ hai của họ. Ở nơi đây, các em và cha mẹ của mình không chỉ sống bằng cơm ăn nước uống mà còn bằng cả hy vọng.

Từ khi sinh ra các em đã không may mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo mang tên Thalassemia (tan máu bẩm sinh) hoặc Hemophilia (máu khó đông). Kể từ thời điểm phát hiện bệnh thì cuộc sống của các em và cha mẹ cũng bắt đầu gắn liền với một nơi ở khác ngoài nhà - đó là bệnh viện.

Có những đứa trẻ gần như lớn lên trong bệnh viện. Có nhà 2 đứa con cùng bị tan máu bẩm sinh. Phòng bệnh là nơi các em ăn ngủ, học hành. Khuôn viên, hành lang bệnh viện là chỗ các em vui chơi. Những người cha, người mẹ cũng cùng con chiến đấu cả chục năm trời. Không ít gia đình dù phải bán đất, bán nhà vì hy vọng ngày không xa con em họ khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Họ có thể thiếu tiền, thiếu sức khỏe nhưng không thiếu hy vọng. Cứ thế, hy vọng trở thành thức ăn, thành không khí, thành liều thuốc hữu hiệu nhất cho họ.

Dù khó khăn nhưng họ vẫn cứ tiếp tục chiến đấu và hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Dù rất khổ nhưng họ vẫn hạnh phúc, hạnh phúc trong tình mẫu tử, tình máu mủ ruột già của mình.

Ba đứa trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh trò chuyện với nhau trong lúc chờ mẹ đi mua bữa trưa. Với các em, những người bạn cùng điều trị tại viện còn thân thiết và gần gũi hơn cả những người bạn cùng lớp học ở trường. Chẳng đứa nào cùng quê ấy thế mà gần như lại cùng nhau lớn lên.

Ba đứa trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh trò chuyện với nhau trong lúc chờ mẹ đi mua bữa trưa. Với các em, những người bạn cùng điều trị tại viện còn thân thiết và gần gũi hơn cả những người bạn cùng lớp học ở trường. Chẳng đứa nào cùng quê ấy thế mà gần như lại cùng nhau lớn lên.

Vì cơm áo gạo tiền, vì chi phí chữa bệnh cho con nên cả con trai và con dâu đều đã dắt díu nhau vào Nam làm ăn. Bà Nguyễn Thị Dần (Nghệ An) thay con lên Hà Nội chăm cháu bị ung thư máu. Hơn hai năm nay, dù thân già một mình vất vả nhưng bà không than phiền hay có ý định buông xuôi. Sống vì con rồi giờ là vì cháu. Lúc nào trong bà cũng âm ỉ cháy ước mơ cháu bà sẽ khỏi bệnh và rồi sẽ lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác.

Vì cơm áo gạo tiền, vì chi phí chữa bệnh cho con nên cả con trai và con dâu đều đã dắt díu nhau vào Nam làm ăn. Bà Nguyễn Thị Dần (Nghệ An) thay con lên Hà Nội chăm cháu bị ung thư máu. Hơn hai năm nay, dù thân già một mình vất vả nhưng bà không than phiền hay có ý định buông xuôi. Sống vì con rồi giờ là vì cháu. Lúc nào trong bà cũng âm ỉ cháy ước mơ cháu bà sẽ khỏi bệnh và rồi sẽ lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác.

Ba mẹ con chị Nguyễn Thanh Huyền (Hưng Yên) vui vẻ ngồi ăn vặt cùng nhau trong khuôn viên của Viện. Buổi sáng chị để hai anh em tự trông nhau rồi đi làm thuê ở gần đây. Giờ nghỉ trưa chị lại tranh thủ chút thời gian ít ỏi vào ăn cơm và chơi cùng hai con. Dù rất bận rộn và vất vả, song, khi bên con, lúc nào gương mặt chị cũng rạng rỡ nụ cười.

Ba mẹ con chị Nguyễn Thanh Huyền (Hưng Yên) vui vẻ ngồi ăn vặt cùng nhau trong khuôn viên của Viện. Buổi sáng chị để hai anh em tự trông nhau rồi đi làm thuê ở gần đây. Giờ nghỉ trưa chị lại tranh thủ chút thời gian ít ỏi vào ăn cơm và chơi cùng hai con. Dù rất bận rộn và vất vả, song, khi bên con, lúc nào gương mặt chị cũng rạng rỡ nụ cười.

Tranh thủ giấc ngủ trưa trên hành lang là một hình ảnh rất quen mắt ở các bệnh viện. Với người bình thường, một giấc ngủ như vậy thật thiếu thoải mái. Nhưng với người nhà bệnh nhân – những người dành rất nhiều thời gian của mình trong viện thì đã quen thuộc.

Tranh thủ giấc ngủ trưa trên hành lang là một hình ảnh rất quen mắt ở các bệnh viện. Với người bình thường, một giấc ngủ như vậy thật thiếu thoải mái. Nhưng với người nhà bệnh nhân – những người dành rất nhiều thời gian của mình trong viện thì đã quen thuộc.

Người bà dắt tay đứa cháu nhỏ vừa được truyền thuốc xuống căng – tin bệnh viện, vừa đi bà vừa nói: “Chỉ mua một chiếc bánh thôi nghe con! Không là lát hai bà con ta không có tiền bắt xe về quê đâu nghe không?”. Nói xong bà khẽ quệt dòng lệ đang trực trào trên khóe mắt.

Người bà dắt tay đứa cháu nhỏ vừa được truyền thuốc xuống căng – tin bệnh viện, vừa đi bà vừa nói: “Chỉ mua một chiếc bánh thôi nghe con! Không là lát hai bà con ta không có tiền bắt xe về quê đâu nghe không?”. Nói xong bà khẽ quệt dòng lệ đang trực trào trên khóe mắt.

Hai anh em Tuấn và Ánh tự chơi đùa cùng nhau sau bữa cơm trưa để mẹ nghỉ ngơi. Mỗi tháng, mẹ của hai em lại lặn lội đưa con từ Yên Bái xuống Hà Nội để chữa bệnh, khi thì thằng anh, khi thì đứa em, lúc lại là cả hai anh em. Mỗi lần các em đi điều trị đều mất hơn 15 ngày. Nơi đây dường như đã trở thành ngôi nhà thứ hai của cả ba mẹ con.

Hai anh em Tuấn và Ánh tự chơi đùa cùng nhau sau bữa cơm trưa để mẹ nghỉ ngơi. Mỗi tháng, mẹ của hai em lại lặn lội đưa con từ Yên Bái xuống Hà Nội để chữa bệnh, khi thì thằng anh, khi thì đứa em, lúc lại là cả hai anh em. Mỗi lần các em đi điều trị đều mất hơn 15 ngày. Nơi đây dường như đã trở thành ngôi nhà thứ hai của cả ba mẹ con.

Đọc thêm