Nữ bác sĩ dùng bằng giả hơn 22 năm, 3.000 bác sĩ khác bị điều tra

(PLO) - Khoảng 3.000 bác sĩ nước ngoài ở Anh đang bị kiểm tra về nguồn gốc xuất thân và giấy phép hành nghề, sau khi cơ quan chức năng phát hiện một bác sĩ tâm tâm lý sử dụng bằng giả hành nghề trong hơn 22 năm qua.
Nữ bác sĩ dùng bằng giả hơn 22 năm, 3.000 bác sĩ khác bị điều tra

Theo hãng tin CNN, bà Zholia Alemi, 56 tuổi, bị bắt vì tội lừa đảo vào hồi tháng 10 vừa qua. Cảnh sát điều tra phát hiện lần đầu tiên Zholia Alemi đăng kí giấy phép hành nghề ở Anh vào năm 1995. Theo đó, bà đã lợi dụng một quy định của Đạo luật y tế, song đã bị loại bỏ vào năm 2003, cho phép sinh viên tốt nghiệp y khoa từ một số nước thuộc khối thịnh vượng chung bỏ qua các kỳ thi và kiểm tra. Lúc này, bà Zholia Alemi đã lừa một cơ quan y tế rằng bản thân đã có bằng Đại học Auckland ở New Zealand.

Sự việc bị phanh phui khi bác sĩ "giả" này có âm mưu làm di chúc giả cho một bệnh nhân cao tuổi là bà Julia, nhằm chiếm đoạt số tài sản trị giá 1,3 triệu bảng Anh. Thậm chí trong thời gian hành nghề, bà cũng bị phát hiện đã đánh cắp một số đồng hồ của bệnh nhân và bị kết án 5 năm tù giam.

Bà Zholia Alemi bị bắt vì tội lừa đảo.
Bà Zholia Alemi bị bắt vì tội lừa đảo. 

Ngay sau vụ việc này, Hội đồng Y Khoa Tổng Quát (GMC) đã yêu cầu một cuộc điều tra đối với khoảng 3.000 bác sĩ nước ngoài được cấp phép hành nghề ở Anh Quốc tương tự như bà Zholia Alemi.

“Bệnh nhân xứng đáng nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ các chuyên gia có trình độ và bằng cấp. Và những bác sĩ, cho dù là bác sĩ có tay nghề giỏi trong nhiều năm, những không có giấy phép hành nghề hoặc có được giấy phép hành nghề bằng cách thức không theo quy định của pháp luật sẽ không có tư cách khám chữa bệnh”, ông Charlie Massey, Giám đốc của GMC cho biết trong một tuyên bố.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Một phát ngôn viên của Sở Y tế và Chăm sóc xã hội Mỹ cũng nói rằng, “Đây là chuyện không thể chấp nhận được. Là một tổ chức chịu trách nhiệm về nhân thân của bác sĩ, chúng tôi hy vọng GMC sẽ tiến hành điều tra làm rõ vụ việc cách minh bạch và cần có những biện pháp đảm bảo không để hiện tượng này diễn ra một lần nào nữa”.

Đọc thêm