Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Lắng nghe dân, ra rất nhiều điều'

(PLVN) - Sáng nay, 25/2/2020, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc "triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch COVID-19". Phát biểu tại Hội nghị, nhìn nhận lại công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân. Theo ông, "Lắng nghe dân ra rất nhiều điều. Tưởng rằng đã hết lòng vì nhân dân nhưng chưa đủ."
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự Hội nghị "Triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch COVID-19" có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, PGS. TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế, TS Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo các vụ, cục, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ y tế, đại diện các bệnh viện....

Hội nghị được kết nối trực tiếp từ Bộ Y tế tới điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố, các quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh.

 

"27/2 năm nay không có hoa, không có cờ nhưng chúng ta vẫn nhớ ơn các thầy thuốc"

11h: Phát biểu chỉ đạo, kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: Tại hội trường này mọi năm sẽ là rất nhiều hoa, bằng khen, nhiều hoạt động tôn vinh. Nhưng năm nay do tình hình dịch bệnh, sát ngày 27/2 kỷ niệm ngày thầy thuốc mà ko có hoa, nhưng chúng ta vẫn nhớ ơn các thầy thuốc!"

Ông đề nghị tất cả dành 1 phút để tri ân công lao của các thầy thuốc

"Dù là tên gọi gì thì chúng ta đang có dịch rất nguy hiểm!" - Phó thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng nhận định đến nay chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động thực hiện công việc cần thiết đối với dịch bệnh.

"Tôi trực tiếp điều hành công việc của Bộ, thực sự chống dịch giữa tháng 12. Và năm nay tôi và nhiều cá nhân ngồi đây không có Tết âm lịch. Không có Tết ông Công ông Táo. Thậm chí tôi ko nhớ Têt âm lịch, dương lịch", ông nói.

Theo Phó Thủ tướng, chúng ta đã thực hiện tốt chống dịch cao hơn mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Chúng ta luôn chủ động sẵn kịch bản và kế hoạch. Chúng ta luôn lường đến tình hình xấu nhưng không để xấu hơn. Chúng ta đã xây dựng kịch bản mức thứ 3,4. Mức thứ 4 chúng ta tính đến Việt Nam có 1.000 ca nhiễm.

Thậm chí cơ quan tham mưu của Bộ đã soạn sẵn văn bản đối với tất cả các cơ quan ban ngành, xác định phương châm 5 ngón tay: 1 ngăn chặn triệt để, 2 phát hiện sớm nhất, 3 cách ly ngay lập tức, 4 khoang vùng thật gọn, 5 dập tắt triệt để.

Đây là kinh nghiệm trước đây chống dịch từ dịch Sars và cũng là để ứng phó với dịch sau này.

"Và chúng ta đã làm rất tốt. Làm các biện pháp mạnh, nhưng luôn trao đổi, tìm được sự đồng thuận của Quốc tế. Dù tình hình hôm nay có thay đổi, nhưng 5 phương châm đó không được thay đổi, dĩ bất biến, ứng vạn biến. Và chúng ta phải kiên trì. Dùng thông tin để minh bạch tất cả. Với tất cả sự khiêm tốn và cầu thị, Việt Nam đã làm rất tốt chống dịch Covid - 19", ông nói. 

Phó Thủ tướng cho rằng phải minh bạch mới ngăn chặn được nguy cơ, chống dịch tiên quyết là từng người dân phải ý thức và tham gia.

Phó Thủ tướng cũng nhận định trong việc chống dịch Covid-19, lần đầu tiên quân đội toàn quốc tham gia. Đây có thể coi là diễn tập đối với quân đội.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ sự vui mừng khi 16/16 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đều đã khỏi bệnh. 

"Cuộc chống dịch này như một cuộc chiến. Và chúng ta đã thắng cuộc chiến mở màn. Chúng ta phải kiên trì. Không được một phút lơ là. Chúng ta luôn đề cao cảnh giác. Không nơi lỏng. Tôi rất mừng vì người dân hiểu hơn về dịch bệnh", ông nói. 

Ông cũng thừa nhận Việt  Nam có chút hoảng sợ trong thời gian đầu chống dịch, đâu đó có chút chủ quan. Ở một số nơi vì phong tục tín ngưỡng tôn giáo đầu năm gây hạn chế...

Phó Thủ tướng đề nghị cần tuyên truyền để người dân hiểu phải đeo khẩu trang không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế; Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ những người đến từ vùng dịch - Mềm dẻo nhưng kiên quyết. Giao lực lượng quân y tổ chức các điểm cách ly; Giao quốc phòng chủ động triển khai hỗ trợ cách ly; Không được để lây nhiễm trong khu cách ly...

"Chúng ta chống dịch như chống giặc nên có những điều chúng ta phải quyết định rất nhanh! Chống dịch thành công cũng tốt nhưng cũng phải đưa hoạt động buôn bán trở lại bình thường.", Phó Thủ tướng chỉ đạo. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chống dịch: Chúng ta vừa học vừa làm, vừa làm và vừa rút kinh nghiệm. Tinh thần chống dịch phải thật tốt, vì sức khởe của nhân dân; Giảm lây nhiễm, phấn đấu ngắt dịch thật sớm.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng ngành Y tế là ngành liên quan tới sức khỏe của dân, phải lắng nghe dân. 

"Lắng nghe dân ra rất nhiều điều. Tưởng rằng đã hết lòng vì nhân dân nhưng chưa đủ", Phó Thủ tướng nói.  

10h50: Ông Phạm Lương Sơn - Phó giám đốc bảo hiểm Xã hội Việt Nam báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19

Ông Sơn đề nghị các bệnh viện phối hợp với bảo hiểm y tế các tỉnh triển khai khám chữa bệnh cho người dân được tốt hơn. 

 

10h35: Từ điểm cầu TP HCM, người đại diện cho biết: Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại TP HCM được triển khai mạnh mẽ. TP HCM đã tiến hành triệt để cách ly những người đến từ vùng dịch. 

"Chúng tôi đã có khu vực cách ly tạm thời tại sân bay. Hoạt động cách ly tại thành phố: có 679 giường chuẩn bị cách ly, điều trị người bệnh. Hôm qua đã cách ly 37 trường hợp đến từ vùng dịch - 13 trường hợp có quốc tịch Hàn Quốc."

TP HCM hiện nay tập trung công tác phát hiện rà soát công dân đến từ vùng dịch

10h22: Là tỉnh đầu tiên phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 đại diện TP Đà Nẵng cho biết, ngay từ giữa tháng 12, TP Đà Nẵng đã triển khai theo kế hoạch Ban chỉ đạo.

Hôm qua, theo chỉ đạo khẩn cấp, Đà Nẵng đã tiếp nhận các hành khách trên chuyến bay từ Hàn  Quốc.

Lực lượng chức năng đã phân loại bệnh nhân ngay từ chân máy bay. Phát hiện 58 người Việt Nam, 22 người nước ngoài trong do có 20 người Hàn Quốc và 2 người Thái Lan.

Hiện 22 người này đã được đưa về bệnh viện phổi cách ly.

Và 58 người Việt Nam được đưa về trung tâm huấn luyện của Thành phố.

Khi vào cách ly, khách nước ngoài đã phản ứng, không chịu vào. Tuy nhiên sau đó, họ cũng đã hiểu và cách ly.

Hiện nay 57 người Việt có thân nhiệt ổn định và chỉ có 1 người sốt đã cách ly.

Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng thừa nhận hiện nay Đà Nẵng có nguy cơ dịch bệnh rất cao. TP đã chuẩn bị những phương án tốt nhất: Chuẩn bị sẵn 1 chuyến bay cho hành khách Hàn Quốc vì khách du lịch Hàn Quốc rất đông; Dự kiến các điểm cách ly tập trung.

Bày tỏ sự lo lắng, ngành y tế Tp Đà Nẵng  xin ý kiến trực tiếp từ lãnh đạo Bộ về việc triển khai tờ khai y tế.

"Việc cách ly hiện nay đã đảm bảo điều kiện tốt. Nhưng đối với những du khách Hàn Quốc, chúng tôi rất áp lực vì vấn đề ngoại giao và vấn đề phòng chống dịch. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải kiên quyết rà soát toàn bộ khách du lịch đến từ vùng dịch. Và đây là nhiệm vụ cấp bách đối với TP Đà Nẵng" - Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết.

10h12: Đại diện thành phố Hà Nội báo cáo hiện Thành phố đã tiến hành công tác vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở trường học chuẩn bị đủ điều kiện phục vụ giáo viên học sinh.

Theo thống kê của Hà Nội, ban đêm thành phố này có  8 triệu người, ban ngày 10 triệu người. Đây là nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Do đó Hà Nội triển khai quyết liệt tập trung, cả hệ thống chính trị vào cuộc, các cơ quan trực tiếp triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Hàng tuần tổ chức giao ban với tất cả các ban chỉ đạo cấp quận huyện; Chủ động giám sát các cơ sở y tế tại cộng đồng; Nghiêm túc cách ly công dân từ các vùng dịch trở về. Kết quả đến nay, Hà Nội chưa có ca nào nhiễm bệnh. Hiện Hà Nội chủ động nghiêm túc thực hiện khử khuẩn vệ sinh môi trường. Chiều nay sẽ tổ chức tập huấn cho các cán bộ giáo viên trên địa bàn về công tác vệ sinh môi trường để đón các cháu trở lại trường", đại diện Hà Nội lên tiếng.

Hà Nội cũng cho biết đã chuẩn bị 400 giường phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, cấp 400 tỷ đồng mua thiết bị vật tư y tế.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp: Tuyên tuyên, khử khuẩn, tăng cường công tác kiểm tra...

Đại diện Hà Nội cũng trình bày: Hiện nay, việc mua vật tư bảo hộ và chất khử khuẩn rất khó. Đề nghị Bộ Y tế có giải pháp.

Từ điểm nóng Sơn Lôi - Vĩnh Phúc

10h10: Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ TW báo cáo tiến độ làm sổ tay hướng dẫn phòng dịch.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngày mai phải gửi cho các địa phương phiên bản 1.

"Đây là điều hết sức cần thiết. Người lính ra trận không trình bày khó khăn", Phó Thủ tướng nói. 

10h: Đại diện lãnh đạo viện Viện Vệ sinh dịch tễ TW báo cáo về kinh nghiệm triển khai các hoat động y tế trong vùng cách ly dịch bệnh tại Sơn Lôi - Bình Xuyên.

Theo ông Đam, nhiệm vụ quan trọng nhất là khoanh vùng cách ly có khả năng lây lan ra cộng đồng. Mục đích khoanh vùng cô lập toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để.

Việc khoanh vùng Sơn Lôi là quyết định đúng đắn, kịp thời.

14 ngày qua, Tổ công tác đã cùng chính quyền địa phương, người dân trong vùng dịch Sơn Lôi thực hiện nghiêm túc các công việc: Lập danh sách toàn bộ nhân khẩu; Huy động toàn bộ lực lượng tại địa phương đối với việc cách ly; Tiến hành tập huấn ngay trong đêm khi cần thiết; Thực hiện giám sát 2 chiều; Rà từng ngõ đến từng nhà để lập danh sách.

Tại Trạm y tế xã, có người trực, cắm chốt 24/24 giờ, bố trí 2 xe cứu thương để sẵn sàng vận chuyển.

Từ tâm dịch Đại diện lãnh đạo viện Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết một số kinh nghiệm rút ra: Phải có những nơi chuyên biệt dành cho việc cách ly và điều trị để thực hiện cho việc tập trung và cách ly được tốt hơn. (Rút kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy bệnh viện đa khoa của Hàn Quốc đã lây cho nhiều bệnh nhân điều trị chung.)

Đối với nhóm đối tượng trong diện theo dõi cách ly cần ra khỏi nhà và không cho ở nhà..

9h50: Đại diện tỉnh Vĩnh Phúc đã chia sẻ kinh nghiệm tổ chức cách ly dịch bệnh covid 19 tại xã Sơn Lôi - Bình Xuyên.

Theo báo cáo của tỉnh này, hiện nay, các trường hợp cách ly có dấu hiệu chuyển biến tích cực. 82 người đã qua 16 ngày cách ly. Đến chiều nay sẽ kiểm tra lần cuối, nếu đạt yêu cầu sẽ cho về. 

Về kinh nghiệm: Tỉnh Vĩnh Phúc cho biết cần lưu ý đến công tác khoanh vùng,  cách ly toàn bộ xã; Kiếm soát chặt chẽ với người địa phương khác; Lập các chốt cần thiết đối với các điểm có dịch; Rà soát lập danh sách toàn bộ người nhiễm bệnh và có dấu hiệu; Đối với nhưng người không chịu cách ly có thể tiến hành cưỡng chế cách ly; Nếu phát hiện ai có biểu hiện ho sốt, cần cho đi kiểm tra và cách ly ngay; Thiết lập điểm khám tại xã; Mỗi thôn thành lập 1 tổ hàng ngày theo dõi sự vắng mặt và di chuyển của công dân; Công tác hậu cần huy động mọi nguồn lực; Hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh lây lan ra cộng đồng...

Cao Bằng hiến kế

9h30: Từ đểm cầu của tỉnh Cao Bằng, người đại diện đã chia sẻ về công tác chuyển người cách ly dịch bệnh Covid -19 xuống tuyến dưới.

Cao Bằng là tỉnh có nhiều công dân từ Trung quốc về. Xác định được điều này, tỉnh đã xây dựng khu cách ly tập trung với sức chứa 500. Khu cách ly tại biên giới cũng chứa được khoảng 200 -300 người.

Đại diện tỉnh Cao Bằng đang phát biểu qua điểm cầu trực tiếp.
 Đại diện tỉnh Cao Bằng đang phát biểu qua điểm cầu trực tiếp.

Cao Bằng cũng đã lập chốt đường mòn biên giới và thống kê người từ Cao Bằng đã về và chưa về.

Tỉnh cũng đã thành lập các đội phản ứng nhanh ứng phó với dịch bệnh.

Từ tối 3/2 đến ngày mùng 4 cách ly 1.489 người. Đón nhập cảnh tại mòn lối mở trên 1.600 người. Đến thời điểm hiện nay số công dân đã hết thời hạn cách ly là 330 người. Tiếp tục cách ly theo dõi tập trung tại địa phương 700 người.

Hiện nay Cao Bằng chưa phát hiện bệnh nhân nào dương tính với Covid-19.

Đại diện tỉnh Cao Bằng cho biết trong công tác chống dịch Covid-19. Tỉnh đã tổ chức 3 tuyến phối hợp hoạt động: Y tế biên phòng, y tế công an, y tế công an biên phòng; Tổ chức kiểm tra khai báo y tế tại cửa khẩu, đường mòn, nếu phát hiện trường hợp có nghi ngờ, sẽ căn cứ vào địa bàn, nếu vượt quá khả năng sẽ đưa về tuyến tỉnh; Chụp ảnh lưu hồ sơ đối với các công dân đang theo dõi tại tỉnh Cao Bằng, Công nhận các công dân đã cách ly đủ 14 ngày; Đưa công dân về tuyến sau là Bắc Kan và Thái Nguyên, trong quá trình đưa người tới các địa phương khác, cũng hạn chế tối đa việc dừng giữa đường. 

Cao Bằng cho biết, trong những ngày qua số người dân phải cách ly đã giảm rất nhiều. Đến nay Cao Bằng có thể tiếp nhận được thêm 7- 800 người.

Về khó khăn, đại diện tỉnh Cao Bằng cho biết khó khăn lớn nhất là việc khai báo thông tin ban đầu. Một số trường hợp khá đặc biệt cũng gây khó khăn cho công tác chống dịch như người cần phải cách ly có thai phải chuyển đẻ, người bị cách ly có vết thương trên người, thậm chí là không có quần áo....

Một khó khăn nữa theo Cao Bằng là thiết bị y tế còn thiếu; tỉnh có đường biên giới dài nên lực lượng y tế làm việc vất vả, thậm chí căng bạt tạm để làm việc.

"Trong thời gian tới, công dân qua biên giới Cao Bằng sẽ còn nhiều, do đó chúng tôi cũng khó khăn trong định mức kinh phí; Huy động toàn bộ lực lượng nhưng chưa được nhiều, Chúng tôi kiến nghị các bộ ngành, các tỉnh tiếp tục phối hợp trong việc đưa người về cách ly. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thực hiện phương châm 4 tại chỗ." - đại diện tỉnh Cao Bằng nói. 

Tỉnh Cao Bằng cũng đề nghị hỗ trợ về nhân lực; Đề nghị các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế ưu tiên các địa phương tuyến đầu trong việc cách ly công dân về Việt Nam.

"Nếu tình trạng dịch kéo dài thì chúng tôi cũng rất khó khăn về thiết bị y tế" - người đại diện nói.

9h10: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long báo cáo về công tác kinh tế truyền thông về chống dịch covid- 19.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long báo cáo tại hội nghị.
 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long báo cáo tại hội nghị. 

Thứ trưởng cho biết: Bộ đã có quy hoạch chiến lược xây dựng trong hệ thống y tế, đề nghị các địa phương xây dựng bản quy hoạch trùng khớp với trung ương, phải tính toán làm sao để đảm bảo hệ thống mạng lưới y tế thuận lợi nhất; Đảm bảo thực hiện tinh giảm bộ máy...

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương thuê lại các thiết bị do tư nhân cung ứng thay vì liên doanh; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng các cơ sở y dược, tăng tốc trong việc ứng dụng công nghệ; Đẩy nhanh tiến độ công nghệ thông tin trong khám bệnh chữa bệnh: Cần nhanh chóng triển khai tiêu chí bệnh viện không giấy, bệnh viện điện tử; Thay đổi phương thức thuê công nghệ thông tin để triển khai.

Thứ trưởng đề nghị các bệnh viện trung ương đề nghị triển khai trước, để các địa phương thực hiện.

"Đây là cơ chế chính phủ đã cho." - ông nhấn mạnh.

Đối với công tác phòng chống dịch, Thứ trưởng hoàn toàn nhất trí với các báo cáo của các thứ trưởng đã trình bày trước đó.

Theo ông nhận định, trong công tác phòng chống dịch, toàn Đảng toàn Dân toàn Quân không ai đứng ngoài.

Chúng ta đã cách ly và khống chế được. Thứ trưởng nhận định việc cách ly ở Vĩnh Phúc là 1 thành công, khiến dân tin hơn.

"Chúng ta đã làm tốt và đợt tới phải làm tốt hơn về kế hoạch phòng chống dịch Covid-19." - Thứ trưởng nhấn mạnh.

9h: Thứ trưởng Trương Quốc Cường báo cáo về công tác dược, trang thiết bị y tế, đảm bảo hậu cần phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo báo cáo, đến hôm nay có 39/63 tỉnh thành về trang thiết bị y tế khá tốt. Đảm bảo yêu cầu chuyên môn và đảm bảo đáp ứng vật tư y tế.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường báo cáo về công tác dược, trang thiết bị y tế.
  Thứ trưởng Trương Quốc Cường báo cáo về công tác dược, trang thiết bị y tế.

Về vấn đề khẩu trang y tế, thứ trưởng Cường cho biết: Đây là các mặt hàng khan hiếm, Bộ Y tế đã triển khai gấp việc mua khẩu trang cấp cho các đơn vị địa phương.

Bộ Y tế cũng đã mua các vật tư thiết yếu như máy thở và các thiết bị y tế khi dịch bệnh có chiều hướng phức tạp.

Công tác chủ động lên kế hoạch xảy ra dịch lên cấp độ 3 và cấp độ 4.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường khẳng định đảm bảo đủ thuốc cho phòng chống dịch.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, công tác dự trù cho các bệnh viện, cho các đơn vị kinh doanh chưa kịp thời. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục Thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, tránh trường hợp đầu cơ tăng giá thuốc.

Thứ trưởng cũng yêu cầu: Các bệnh viện lên kế hoạch cho các tình huống cấp độ dịch bệnh; Chủ động nguồn cung ứng thuốc từ thị trường thuốc ngoài các thị trường thuốc có dịch xảy ra; Đảm bảo nguồn cung ứng cho các đơn vị chưa tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm...

Theo Thứ trưởng, Bộ Y tế đang mua bổ sung chất khử khuẩn cho các địa phương khi cần; Đảm bảo kinh phí mua các thiết bị y tế dự phòng.

Đề nghị các đơn vị quan tâm phòng hộ cá nhân cho các đon vị phòng chống dịch, người tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân. 

Thứ trưởng yêu cầu các địa phương chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cá nhân cho cán bộ y tế.

Về ngân sách, Bộ Y tế cho biết các địa phương phải chủ động nguồn ngân sách nhà nước giao cho các địa phương.

Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh: "Đề nghị các địa phương không chủ quan để đảm bảo phòng chống dịch!" Vi tình hình dịch vẫn còn có diễn biến phức tạp.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường kiến nghị đề xuất cho phép bổ sung các thiết bị y tế, trang thiết bị, 

8h40: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu về công tác khám, chữa bệnh, trong đó có công tác điều trị bệnh Covid- 19.

Theo báo cáo của Bộ Y tế có 240 đơn vị khám chữa bệnh tự chủ; Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; Xây dựng phát triển y học cổ truyền; Phát triển đồng bộ giữa các cơ sở y tế.

Đề án giảm tải tại các bệnh viện tiếp tục được triển khai theo kế hoạch. Tình trạng chung có giảm nhưng vẫn còn quá tải tại các bệnh viện lớn.

Công tác đảm bảo an toàn an ninh trong bệnh viện đã được quan tâm. Sự hài lòng của người bệnh đã được đánh giá tích cực.

Đối với báo cáo chỉ đạo điều hành phòng chống dịch Covid -19, Bộ Y tế thực hiện xây dựng các quyết định liên quan đến công văn điều trị và phản ứng nhanh hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng chống dịch Covid -19. Cho đến nay ngành y tế Việt Nam tự tin điều trị khỏi cho 16 bệnh nhân, trong đó điều trị cho 2 bệnh nhân có bệnh nền và lớn tuổi.

Điểm đáng mừng cho công tác điều trị và theo dõi Tổ chức cách ly thu dung các bệnh nhân.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu về công tác khám, chữa bệnh.
 Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu về công tác khám, chữa bệnh.

Khai mạc Hội nghị sáng nay, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu về công tác dự phòng, trong đó có dự phòng dịch bệnh Covid-19.

Nội dung phát biểu của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên về nhiệm vụ cụ thể các lĩnh vực y tế dự phòng, các tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch y tế dự phòng, xây dựng triển khai đề án tiêm chủng mở rộng...

Về tình hình phòng chống dịch bệnh Covid - 19, được chỉ đạo hết sức quyết liệt, được cộng đồng dánh giá cao, đến nay nước ta đã điều trị 16 bệnh nhân phục hồi và trong những ngày qua không ghi nhận bệnh nhân mắc mới.

Về lĩnh vực quản lý môi trường y tế, đảm bảo quy định các hành vi về rác thải y tế: đề nghị không chủ quan và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, không để ai nhiễm bệnh mà không được biết tới.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu về công tác dự phòng, trong đó có dự phòng dịch bệnh Covid-19.
 Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu về công tác dự phòng, trong đó có dự phòng dịch bệnh Covid-19.

Các cấp ngành, đặc biệt là các tỉnh và Trung ương thực hiện nghiêm các công điện và văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia.

Tiếp tục rà soát phân phối thuốc và vật tư chuẩn bị sẵn sàng phương án đối với dịch.

Xử lý nghiêm các trường hợp đăng tin không đúng sự thật.

Giám sát các trường hợp du học sinh và những người đi từ các vùng dịch về Việt Nam.

Đọc thêm