Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir, hôm qua 23-2, đã ký kết một thỏa thuận ngừng bắn với một trong những nhóm nổi dậy chính ở Darfur, Phong trào Công lý và Công bằng (Jem), nhằm tiến tới một thỏa thuận hòa bình toàn diện hơn
Ngay sau khi ký thỏa thuận, nhóm nổi dậy xác nhận sẽ giám sát lệnh ngừng bắn từ lúc nửa đêm. Ngoài yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, bản ký kết còn bao gồm một thỏa thuận khung về việc chia sẻ quyền lực "ở tất cả các cấp", nghĩa là nhóm nổi dậy phải có được một số ghế trong chính phủ Khartoum.
Thỏa thuận chia sẻ quyền lực được ký kết tại Qatar này được cho là một bước tiến quan trọng để tạo dựng nền hòa bình, mặc dù nhóm nổi dậy chính còn lại ở Darfur vẫn từ chối tham gia đàm phán.
Khartoum sẽ dành cho nhóm nổi dậy mạnh mẽ nhất ở Darfur một số vị trí trong chính phủ, một phần trong thỏa thuận hòa bình sau này nhằm kết thúc xung đột ở phía tây Sudan, theo các văn kiện quy định điều khoản đàm phán.
Các văn kiện này là dấu hiệu cụ thể đầu tiên cho thấy Khartoum đã sẵn sàng chia sẻ quyền lực với kẻ thù khá gai góc của mình ở Darfur, một bước tiến triển có thể không làm vừa lòng các đồng minh hiện có ở đó và làm phức tạp công tác chuẩn bị cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 4.
Bản ký kết còn ghi rõ rằng, những thay đổi trong chính quyền tại khu vực Darfur sẽ hình thành một phần trong thỏa thuận cuối cùng và các án tử hình đối với 100 chiến binh của Jem sẽ được hủy bỏ.
Quốc vương Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani của Qatar, quốc gia tài trợ cho các cuộc đàm phán tiến tới thỏa thuận ngừng bắn, cho biết Qatar sẽ ủng hộ 1 tỷ đô-la vào quỹ tái thiết Sudan.
N.L (Theo BBC, Reuters)
|
|
Jem là một trong những nhóm nổi dậy chống chính phủ chính của Sudan |
Thỏa thuận chia sẻ quyền lực được ký kết tại Qatar này được cho là một bước tiến quan trọng để tạo dựng nền hòa bình, mặc dù nhóm nổi dậy chính còn lại ở Darfur vẫn từ chối tham gia đàm phán.
Khartoum sẽ dành cho nhóm nổi dậy mạnh mẽ nhất ở Darfur một số vị trí trong chính phủ, một phần trong thỏa thuận hòa bình sau này nhằm kết thúc xung đột ở phía tây Sudan, theo các văn kiện quy định điều khoản đàm phán.
Các văn kiện này là dấu hiệu cụ thể đầu tiên cho thấy Khartoum đã sẵn sàng chia sẻ quyền lực với kẻ thù khá gai góc của mình ở Darfur, một bước tiến triển có thể không làm vừa lòng các đồng minh hiện có ở đó và làm phức tạp công tác chuẩn bị cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 4.
Bản ký kết còn ghi rõ rằng, những thay đổi trong chính quyền tại khu vực Darfur sẽ hình thành một phần trong thỏa thuận cuối cùng và các án tử hình đối với 100 chiến binh của Jem sẽ được hủy bỏ.
Quốc vương Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani của Qatar, quốc gia tài trợ cho các cuộc đàm phán tiến tới thỏa thuận ngừng bắn, cho biết Qatar sẽ ủng hộ 1 tỷ đô-la vào quỹ tái thiết Sudan.
N.L (Theo BBC, Reuters)