Suýt chết vì uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai bia

Vừa đi ngoài đường về, thấy có chai bia để trên mặt bàn, ông Đào Duy Chuốt (76 tuổi ở Ý Yên, Nam Định) liền cầm lên tu một hồi. Đang uống ông bỗng ho sặc sụa và phát hiện trong vỏ chai không phải là bia mà là dầu hỏa.
Vừa đi ngoài đường về, thấy có chai bia để trên mặt bàn, ông Đào Duy Chuốt (76 tuổi ở Ý Yên, Nam Định) liền cầm lên tu một hồi. Đang uống ông bỗng ho sặc sụa và phát hiện trong vỏ chai không phải là bia mà là dầu hỏa.

Ông vội nhổ dầu ra, súc miệng và bỏ ngay vỏ chai bia đựng dầu hỏa ra ngoài, cũng không nghĩ có gì nghiêm trọng dù đã nuốt vài ngụm dầu hỏa. Đến tối ngày 23/8, ông bắt đầu xuất hiện tình trạng mệt lả, sốt, khó thở và bị suy hô hấp nhanh chóng. Gia đình vội đưa ông lên bệnh viện tỉnh Nam Định cấp cứu. Tại đây, ông được đặt nội khí quản nhưng tình trạng suy hô hấp vẫn rất nặng nề, nên đã phải chuyển lên bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm.
Sau hai ngày điều trị, bệnh nhân Chuốt vẫn rất nguy kịch do dầu sặc vào phổi, gây viêm phổi nặng nề. (Ảnh: H.Hải)
Tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), ông Chuốt được xác định viêm phổi nặng do sặc dầu hỏa vào phổi và được thở máy. Tuy nhiên, lượng dầu đã nuốt vẫn còn ở trong phổi, nên các bác sĩ sẽ phải nội soi để hút dần lượng dầu trong phổi ra. Chỉ khi nào lượng dầu được hút hết ra kết hợp với việc điều trị tích cực thì mức độ tổn thương phổi mới đỡ trầm trọng. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc, việc vô ý sử dụng các chai lọ vốn quen đựng thực phẩm để đựng hóa chất, các loại thuốc dễ gây ra những tai nạn ngộ độc nguy hiểm. Điều đáng nói là những tai nạn này diễn ra quá phổ biến mà nhiều người vẫn chưa rút ra bài học cho mình, vẫn vô tư dùng vỏ chai nước lọc, vỏ chai bia… để đựng thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất độc hại… Để phòng ngừa những ca ngộ độc nguy hiểm kiểu này, mọi người tuyệt đối không sử dụng các chai lọ vốn là vỏ của các loại thực phẩm để đựng các loại hóa chất kể trên.
Theo Dân Trí

Đọc thêm