Tản mạn Đà Nẵng

Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê nghèo thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Tôi là lứa đầu tiên của thế hệ 5X. Trước ngày giải phóng Đà Nẵng 29-3-1975, là thanh niên phơi phới tuổi thanh xuân, nhà tuy nghèo nhưng được học hành, có hiểu biết, ít nhiều cũng có tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê nghèo thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Tôi là lứa đầu tiên của thế hệ 5X. Trước ngày giải phóng Đà Nẵng 29-3-1975, là thanh niên phơi phới tuổi thanh xuân, nhà tuy nghèo nhưng được học hành, có hiểu biết, ít nhiều cũng có tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sông  Hàn nhìn từ bờ đông.  (Ảnh tư liệu) 

Từ sau ngày giải phóng Đà Nẵng đến nay, tôi là công chức Nhà nước, đã chứng kiến những bước thăng trầm của thành phố qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn.

Năm 2008, cha tôi (87 tuổi và đã mất cách đây 2 năm) nhận xét về sự đổi thay của Đà Nẵng như sau: “Cha năm nay đã 87 tuổi, sống qua nhiều chế độ, nhưng không có chế độ nào bằng chế độ cách mạng, chỉ có cách mạng mới làm cho dân mình đổi đời thôi con ơi!”. Rồi ông nói tiếp: “Con thấy không, hồi xưa làm gì có dầu để thắp, con phải đi hái trái mù u về xắt lát xâu dây thép phơi khô, tối đến đốt để thắp sáng. Bây giờ đèn điện sáng choang từ thành phố đến thôn quê.

Đường sá quê mình là đường đất, đến mùa mưa bão bùn lội đến đầu gối. Bây giờ đường bê-tông, đường nhựa láng đến tận nhà. Khi xưa, cha mẹ làm 7 sào ruộng, cực “thấy cha, thấy ông” nhưng không đủ gạo để ăn, đói lên đói xuống. Bây giờ em của con chỉ làm 2 sào ruộng nhưng giống mới, thủy lợi, phân bón, kỹ thuật… dư ăn dư để”.

Qua nhìn nhận của cha tôi, tôi đã hiểu: Sự đổi thay diệu kỳ đó vì sao mà có? Đó chính là do cách mạng, Bác Hồ và Đảng ta đem lại.

Có lẽ do sống tại Đà Nẵng quá lâu nên cảm nhận của tôi về Đà Nẵng không giống như những người con Đà Nẵng xa quê hương, lâu ngày về lại. Có những người xa quê từ trước ngày giải phóng Đà Nẵng hay trước ngày chia tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, nay về lại quê hương, họ hết sức sửng sốt: “Sao mà Đà Nẵng đổi thay một cách diệu kỳ đến thế! Đổi thay từng con đường, mái nhà, góc phố cho đến từng con người”.

Đường sá nhiều hơn, rộng rãi, khang trang, sạch đẹp hơn. Những hàng cây xanh hai bên đường tỏa mát. Đường Phạm Văn Đồng, đường Sơn Trà-Điện Ngọc, đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ… lúc nào cũng thông thoáng, đẹp đẽ do bàn tay chăm chút tận tình của những công nhân Công ty Cây xanh, Công ty Môi trường đô thị ngày đêm hết lòng vì công việc. Sông Hàn giữa lòng thành phố với hai đường ven sông thơ mộng, là nơi bách bộ, thư giãn cho nhân dân sau một ngày lao động mệt nhọc. Không còn cảnh chật chội, rác rưởi, chen lấn bán hàng ở dọc bờ sông. Không còn cảnh nhà chồ nhếch nhác, bẩn thỉu tồn tại khá lâu trên sông Hàn…

Không gian đô thị Đà Nẵng được mở rộng, khoáng đãng hơn, những nhà cao tầng mới mọc lên xen kẽ với những dãy phố mới hình thành với kiến trúc mang dáng dấp hiện đại. Những cây cầu xinh đẹp, hiện đại, xóa dần khoảng cách đời sống mọi mặt của người dân nội thành, ngoại thành. Ban đêm, nhìn những sắc màu lung linh của ánh sáng đèn điện trang trí dọc theo tuyến đường hai bên bờ sông và trên cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước làm cho tâm hồn người dân thành phố cũng như du khách rộn ràng, lâng lâng khó tả… Ai đến Đà Nẵng cũng đều có chung một nhận xét: Đà Nẵng-Thành phố sạch-Thành phố an ninh-Thành phố an toàn.

Cái được của Đà Nẵng qua 35 năm giải phóng, 24 năm đổi mới và nhất là qua 13 năm trực thuộc Trung ương khá lớn. Là người con của quê hương Đà Nẵng, đứng trước những đổi thay diệu kỳ của thành phố, lòng cảm thấy sung sướng, tự hào. Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng, sự kiện lịch sử trọng đại của Đà Nẵng trong năm 2010 – Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế lần thứ 3 diễn ra trong dịp lễ trọng đại này. Tất cả người dân đang hướng về ngày Hội lớn – Ngày Hội của thăng hoa và hạnh phúc.

TRẦN VĂN THIẾT

Đọc thêm