Tạo cơ sở để thực hiện bình đẳng giới trong thời kỳ mới

“Các chỉ tiêu về bình đẳng giới (BĐG) và vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) của Bộ, ngành từng bước được nâng lên, góp phần khẳng định cũng như nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong công việc, gia đình và xã hội, tạo cơ sở để thực hiện BĐG trong thời kỳ mới” là đánh giá chung về kết quả công tác VSTBPN mà Bộ Tư pháp đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013.

“Các chỉ tiêu về bình đẳng giới (BĐG) và vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) của Bộ, ngành từng bước được nâng lên, góp phần khẳng định cũng như nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong công việc, gia đình và xã hội, tạo cơ sở để thực hiện BĐG trong thời kỳ mới” là đánh giá chung về kết quả công tác VSTBPN mà Bộ Tư pháp đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013.

Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền chủ trì sơ kết công tác VSTBPN ngành Tư pháp chiều qua (25/5).

Nhiều kết quả tích cực, “đáng phấn khởi”

Đánh giá sơ bộ về kết quả 6 tháng đầu năm, chiều qua (25/6), Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền (Trưởng ban VSTBPN ngành Tư pháp) cho rằng, công tác VSTBPN đã cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm với nhiều kết quả tích cực và những số liệu “đáng phấn khởi”.

Lồng ghép BĐG trong vấn đề xây dựng và thẩm định văn bản qui phạm pháp luật luôn được Bộ Tư pháp chú trọng quán triệt và quan tâm. Vấn đề BĐG luôn được coi là một trong các nội dung quan trọng của các dự án, dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và được chú trọng trong quá trình khảo sát, đánh giá tác động, xây dựng thành các nội dung cụ thể.

Qua công tác thẩm định văn bản, nếu phát hiện có nội dung thể hiện bất BĐG, Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị sửa đổi, bổ sung và chỉnh lý dự thảo cho phù hợp với Luật BĐG, đặc biệt là những văn bản có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái, các văn bản qui định về BĐG, về hôn nhân gia đình, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ…

Bộ cũng đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật để góp phần đưa các qui định, mục tiêu, yêu cầu về BĐG vào đời sống xã hội nâng cao nhận thức của Nhà nước và các tầng lớp nhân dân đối với vấn đề BĐG và VSTBPN, từ đó triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này.

Đồng thời, thực hiện lồng ghép BĐG trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động của Ngành. Bộ Tư pháp đặc biệt chú trọng công tác cán bộ nữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng… Đặc biệt, sự tham gia ngày càng nhiều của nhiều cán bộ nữ cho thấy, việc thực hiện BĐG trong phát triển đội ngũ lãnh đạo Bộ, ngành, đơn vị, đoàn thể của Bộ ngày càng được quan tâm.

Cần có cán bộ chuyên trách

Đó là một trong những giải pháp được cho là căn cơ để khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác VSTBPN ở Bộ Tư pháp hiện nay. Theo nhận định của Ban VSTBPN, một khó khăn cho công tác VSTBPN của Bộ Tư pháp là “cán bộ của các Ban VSTBPN đều làm kiêm nhiệm, thời gian đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế”.

Về lâu dài, theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, cần có qui định về vị trí việc làm đối với công tác này ở các đơn vị để có “cán bộ chuyên trách, am hiểu về kiến thức giới và BĐG”, nhất là đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật và thành viên của các Ban VSTBPN ở các đơn vị, để thực hiện kỹ năng lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và các hoạt động chuyên môn của ngành.

Ngoài ra, theo Tổ giúp việc Ban VSTBPN, do chưa có cơ sở pháp lý thống nhất nên sự phối hợp đánh giá về việc lồng ghép các vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản qui phạm pháp luật trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, hạn chế này sẽ sớm được khắc phục vì theo chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, trong 6 tháng cuối năm sẽ tích cực hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành bộ công cụ lồng ghép giới trong xây dựng văn bản qui phạm pháp luật…

6 tháng đầu năm, Đảng bộ Bộ Tư pháp đã kết nạp 29 đảng viên nữ (đạt tỷ lệ 69%); 6 công chức nữ được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp Vụ (đạt tỷ lệ 45,45%), 51 công chức nữ được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp Phòng (chiếm 57,95%), nâng tổng số lãnh đạo là nữ ở cấp Vụ lên 26 người (đạt tỷ lệ 17%), cấp Phòng lên 171 người (đạt tỷ lệ 54,63%). Số công chức nữ được qui hoạch lãnh đạo cấp Phòng, cấp Vụ giai đạn 2016-2021 và những năm tiếp theo của Bộ đều đạt trên 50%.

(Nguồn: Ban VSTBPN ngành Tư pháp)

Huy Anh

Đọc thêm