Thế giới chúa tể sơn lâm

Hổ có tên khoa học là Panthera tigris, là con vật ăn thịt khỏe nhất trong họ mèo. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, giúp chúng ngụy trang tốt nhất bởi màu lông dễ hòa lẫn với cây rừng.

Hổ có tên khoa học là Panthera tigris, là con vật ăn thịt khỏe nhất trong họ mèo. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, giúp chúng ngụy trang tốt nhất bởi màu lông dễ hòa lẫn với cây rừng.

Hổ xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 56 triệu năm. Trước đây, hổ sống ở những vùng lạnh giá thuộc Siberia và lục địa châu Phi, châu Mỹ, một số nơi ở châu Âu; nhưng hổ đã rời châu Âu đi về vùng nhiệt đới hoặc gần như bị tiêu diệt hết. Hiện nay, hổ cư trú từ Nga, Siberia, Iran, Turkemenistan, đến Mãn Châu (Trung Quốc), Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Đông Dương…

Những nòi hổ còn sống

Theo kết quả điều tra của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), số lượng loài hổ hoang dã đã giảm, chỉ còn từ 3% đến 5% của mức đầu thế kỷ 20. Trước đây, số lượng loài hổ hoang dã khoảng 100.000 con, hiện tại số lượng loài này chỉ còn từ 3.000-5.000 con. Nguyên nhân là do nạn săn bắn bừa bãi loài này để lấy lông, xương; nạn phá rừng cũng là nguyên nhân khiến số lượng loài hổ hoang dã giảm mạnh. Hiện nay hổ Bengal đang đứng trước nguy cơ diệt chủng; hổ Serbia chỉ còn khoảng 300 cá thể trong tự nhiên, tại Trung Quốc có 540 con đang được nuôi nhốt.

Có 9 loài hổ khác nhau, 3 trong số đó đã tuyệt chủng là hổ Bali, hổ Java (Indonesia) và hổ Caspi (hay hổ Ba Tư). Dưới đây là các nòi còn sống sót, theo trật tự tăng dần của quần thể hoang dã:

- Hổ Hoa Nam gần như đã tuyệt chủng. Theo CNN, đã hơn 20 năm nay người ta không còn nhìn thấy loài hổ này nữa và Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới cho rằng chỉ có vài con hổ Hoa Nam còn sống ngoài tự nhiên. Hiện có 59 con đang được nuôi nhốt tại Trung Quốc.

- Hổ Sumatra giống hổ còn sót lại duy nhất tại quần đảo Indonesia hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính số lượng hổ còn sống chưa tới 500 con.

Tại 2 hòn đảo Bali và Java thuộc quần đảo đã mất đi những con hổ cuối cùng vào năm 2004.

- Hổ Siberia được mệnh danh là “Chúa tể của rừng Taiga”, còn có tên hổ Amur, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu, nặng trung bình khoảng 350 kg (kỷ lục về cân nặng của chúng được ghi nhận là 390 kg) cao 3,7 mét với bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt.

Là một trong 10 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới bởi nạn đói và săn bắt trái phép, vớ số lượng hiện nay chỉ còn khoảng 400. Trong số đó có khoảng 10 - 17 con sống ở phía đông bắc Trung Quốc, còn lại sống ở khu vực Siberia của Nga.

 

- Hổ Malaysia được tìm thấy tại khu vực phía Nam bán đảo Mã Lai. Ước tính còn khoảng 600-800 cá thể trong tự nhiên, làm cho nó trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengal và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang nguy cấp.

- Hổ Đông Dương còn có tên là “hổ Corbett” được tìm thấy tại khu vực Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, miền nam Trung Quốc và Việt Nam. Quần thể ước tính của chúng vào khoảng 1.200-1.800 con.

- Hổ Bengal
được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh và Ấn Độ cũng như Nepal, Bhutan, Myanmar và miền nam Tây Tạng. Nó là phân loài hổ phổ biến nhất, sống trong các loại môi trường khác nhau, bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước.

Bộ lông của nó có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có dị biến để sinh ra các cá thể hổ trắng. Nó là con vật biểu tượng quốc gia của cả Bangladesh lẫn Ấn Độ. Vào năm 2005, các nhà khoa học ước tính có khoảng 4.500 hổ Bengal trên thế giới, trong đó khoảng 3.000 cá thể tại Ấn Độ cùng khoảng 200 cá thể tại cả Bangladesh và Nepal.

Đọc thêm