Huế: Bảo tồn, phát triển cây đàn bầu đất nước

(PLO) - Ngày 21/12, Trong khuôn khổ chương trình Trở về cố đô, tại Học Viện Âm Nhạc Huế  đã diễn ra buổi tọa đàm “Đàn Bầu – Hội Nhập và Phát Triển”.
Nhà thơ Võ Quê – Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại tọa đàm
Nhà thơ Võ Quê – Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại tọa đàm

Buổi tọa đàm hướng đến mục đích bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc của loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Tham dự buổi tọa đàm có các nghệ nhân, nghệ sỹ, giảng viên chơi đàn bầu, nghệ nhân làm đàn, các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa nghệ thuật và những người mộ điệu.

Rất đông người tham dự
Rất đông người tham dự 

Buổi tọa đàm có nhiều bài tham luận đáng chú ý tiếp nối giá trị, vẻ đẹp của cây đàn bầu – nhạc cụ truyền thống như nghiên cứu “Đàn bầu và dòng chảy thời gian” của NSND Thanh Tâm; “Giọt đàn bầu sâu lắng đẹp trong thơ” của nhà thơ Võ Quê.

Nghệ Sỹ Nhân Dân Hoàng Anh Tú và người hâm mộ

Nghệ Sỹ Nhân Dân Hoàng Anh Tú và người hâm mộ

Buổi tọa đàm còn là nơi thảo luận về việc phát huy, phát triển cây đàn bầu trong giai đoạn hiện nay. Với những ý kiến hay như: Sử dụng một số bài bản Cung đình Huế trong giảng dạy đàn bầu của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng, “Vài suy nghĩ về giảng dạy nhạc chèo hiện nay tại Học Viện Âm nhạc Huế của thạc sỹ Nguyễn Văn Vui. Nghệ sỹ Ưu Tú Trần Quốc Lộc đặt vấn đề giới thiệu cải tiến đàn bầu….

Cùng tham dự tọa đàm, Nghệ sỹ  nhân dân Hoàng Anh Tú đã biểu diễn một trích đoạn sử dụng đàn bầu hát xẩm theo hình thức nguyên sơ nhất nhưng cũng đầy lôi cuốn bởi giai điệu thiết tha vốn dễ lay động lòng người của cây đàn độc nhất một dây này.