Nhà thờ đá Phát Diệm: viên ngọc quý mang nét đẹp kiến trúc Á- Âu

(PLO) - Mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam, Nhà thờ đá Phát Diệm tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình được xem là quần thể di tích độc đáo khi kết hợp hài hoà kiến trúc hiện đại từ phương Tây với kiến trúc truyền thống của người phương Đông.

Công trình xây dựng hoàn toàn bằng thủ công

Di chuyển 120 cây số về phía nam TP.Hà Nội, mảnh đất Kim sơn, Ninh Bình thực sự được nhiều người tìm đến để nhìn ngắm một quần thể kiến trúc độc đáo được coi là “cố đô công giáo” ở Việt Nam.

Có diện tích tổng thể lên tới gần 3.000 mét vuông, quần thể nhà thờ được xây dựng  trong suốt 34 năm trời. Kiến trúc sư của công trình này chính Linh mục Trần Lục (tên thật là Trần Thiêm) hay còn gọi là cụ Sáu. 

Năm 1862, trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng về lịch sử cũng như vị thế của vùng đất, cụ Sáu quyết định chọn Kim Sơn, Ninh Bình là nơi  xây dựng công trình dành riêng cho người công giáo. Năm 1865, Linh mục Trần Lục bắt đầu công cuộc tìm và thu góp nguyên liệu. Đến năm 1875, công trình chính thức được khởi công. 

Theo như các tài liệu được ghi chép lại,  quá trình xây dựng diễn ra rất vất vả và được thực hiện hoàn toàn bằng biện pháp thủ công. Nguyên liệu xây dựng nên quần thể chủ yếu là bằng đá (đá xanh, đá ngọc thạch) và gỗ lim. 

Để có nguyên liệu, người dân phải vận chuyển đá hàng trăm cây số bằng đường bộ và đường thủy từ Thanh Hóa, Nghệ An về nơi đây. Những phiến đá nặng hàng chục tấn được các nghệ nhân cắt, xẻ, tách khấc kết hợp với dầu mía trộn với vôi để tạo dựng lên từng công trình trong quần thể di tích. Đến năm 1899 công trình chính thức được hoàn thành. 

Toàn cảnh quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, có diện tích lên đến gần 3.000 mét vuông, có tuổi đời hơn 100 năm
Toàn cảnh quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, có diện tích lên đến gần 3.000 mét vuông, có tuổi đời hơn 100 năm
Nhà thờ Đá, là nơi được xây dựng đầu tiên trong quần thể vào năm 1883 có chiều dài 15,3m, rộng 8,5m. Kiến trúc ở đây được xây dựng hoàn bằng đá như: nền, cột, kèo, tường, chấn song cửa sổ, tháp, bàn thờ….
Nhà thờ Đá, là nơi được xây dựng đầu tiên trong quần thể vào năm 1883 có chiều dài 15,3m, rộng 8,5m. Kiến trúc ở đây được xây dựng hoàn bằng đá như: nền, cột, kèo, tường, chấn song cửa sổ, tháp, bàn thờ….

Độc đáo trong kiến trúc 

Cái tên “Phát Diệm” của quần thể được hiểu là phát ra cái đẹp. Nhưng không chỉ có cái  tên đẹp mà ẩn chứa trong đó là sự độc đáo trong chất liệu cũng như kiến trúc xây dựng của di tích. 

Chất liệu xây dựng là yếu tố tạo lên sự khác biệt giữa Nhà thờ đá Phát Diệm với các nhà thờ khác trong cả nước. Với phần lớn chất liệu từ đá (đá xanh, đá ngọc thạch) và gỗ… kết hợp với biện pháp xây dựng thủ công, một quần thể di tích độc đáo hiện diện sừng sững trên mảnh đất Kim sơn, Ninh Bình. 

Theo như lời giới thiệu của người hướng dẫn tham quan khu di tích, đá dùng để xây dựng Nhà thờ này là loại đá đặc biệt hay còn gọi là đá âm-dương, rất có lợi cho sức khỏe. 

Là người Việt Nam, nhưng lại được sớm tiếp cận với nền văn hóa công giáo phương Tây, cụ Sáu đã chính tay thiết kế nên lối kiến trúc độc đáo xây dựng quần thể nhà thờ đá lớn nhất cả nước. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc đình chùa phương Đông với với kiến trúc Gôtic của phương Tây. Nhìn trên tổng thể, chúng ta sẽ thấy một quần thể nhà thờ công giáo hiện đại nhưng lại mang dáng dấp lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam. 

 Đặc biệt nhất ở Nhà thờ đá Phát Diệm khiến du khách khó thể quên được có lẽ là tinh hoa nghệ thuật hoa văn hiện diện mọi. 

Kéo dài tận 34 năm xây dựng và thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, một công trình nghệ thuật đặc sắc được hình thành dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Hoa văn được chạm khắc trực tiếp lên những khối đá nguyên không hề cắt ghép. Hình ảnh Chúa Jesu, cây thánh giá, chùm hoa mân côi hay hình ảnh các vị Chúa… … kết hợp với hình ảnh hoa sen, chữ hán, tứ linh “Long-Ly- Quy-Phụng” hay tứ quý “Tùng-Cúc-Trúc-Mai”… được tạc khắc lên những cột, kèo, hiên, vòm cửa. 

Có một điểm đặc biệt nổi bật trong quần thể kiến trúc  này là nhà thờ “Trái tim Đức Mẹ được tạo dựng hoàn toàn bằng đá”. 

Sự phá cách trong lối kiến trúc đã mang đến cho mảnh đất Ninh Bình một quần thể kiến trúc đẹp lạ kì, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. 

Nguyên liệu xây dựng tại quần thể chủ yếu là đá xanh và đá ngọc thạch
Nguyên liệu xây dựng tại quần thể chủ yếu là đá xanh và đá ngọc thạch
Nhà thờ Đá có lối kiến trúc kết hợp sự hiện đại của phương Tây với nét truyền thống của văn hóa Việt Nam
Nhà thờ Đá có lối kiến trúc kết hợp sự hiện đại của phương Tây với nét truyền thống của văn hóa Việt Nam
Mái của nhà thờ được thiết kế theo hình dạng mái cong vút hình mũi thuyền
Mái của nhà thờ được thiết kế theo hình dạng mái cong vút hình mũi thuyền
Hình ảnh cây thánh giá (biểu tượng của Công giáo) được nằm trên đóa hoa sen (quốc hoa của Việt Nam)
Hình ảnh cây thánh giá (biểu tượng của Công giáo) được nằm trên đóa hoa sen (quốc hoa của Việt Nam)
Tứ linh được chạm khắc tinh tế trên nhiều bức tường trong quần thể Di tích
Tứ linh được chạm khắc tinh tế trên nhiều bức tường trong quần thể Di tích
Hình ảnh tứ quý hiện diện đầy phá cách trong nhà thờ đá
Hình ảnh tứ quý hiện diện đầy phá cách trong nhà thờ đá 
Nhiều họa tiết quen thuộc trong kiến trúc đình chùa Việt Nam được hiện diện trong quần thể (Vòm cửa)
 Nhiều họa tiết quen thuộc trong kiến trúc đình chùa Việt Nam được hiện diện trong quần thể (Vòm cửa)
Cột đá chứa đựng những nét họa tiết tinh tế, được tạc trên đá nguyên khối không chắp vá
Cột đá chứa đựng những nét họa tiết tinh tế, được tạc trên đá nguyên khối không chắp vá
Lan can trở nên đặc biệt khi có những hoa văn hình tre, trúc
Lan can trở nên đặc biệt khi có những hoa văn hình tre, trúc
Nhiều trụ đá hiện diện quanh khuôn viên dưới hình dạng hoa sen
Nhiều trụ đá hiện diện quanh khuôn viên dưới hình dạng hoa sen