Về xứ Thanh du lịch cộng đồng

(PLO) - Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, cảnh quan đẹp, trù phú với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, vùng miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú, Dao… Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại vùng miền núi Thanh Hóa còn nhỏ lẻ, chưa thật sự phát huy hết tiềm năng.
Về xứ Thanh du lịch cộng đồng

Tại Thanh Hóa, cùng với các khu du lịch như Sầm Sơn, Lam Kinh, Thành nhà Hồ, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn Quốc gia Bến En, Thác Ma Hao - Bản Năng Cát đang là điểm đến hấp dẫn với du khách thích vẻ đẹp hoang sơ, dân dã để trải nghiệm. 

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km về phía tây bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, là một trong những điểm đến còn khá mới mẻ với du khách. Chưa có nhiều dịch vụ du lịch ở đây, nhưng vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của Pù Luông với những thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn giản dị, lại có sức hấp dẫn riêng đối với những người yêu thiên nhiên, thích trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái.

Vài năm gần đây, đồng bào các dân tộc vùng miền núi Thanh Hóa từng bước làm quen và hăng hái tham gia các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng và loại hình du lịch này cũng bắt đầu hình thành và phát triển…

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại vùng miền núi Thanh Hóa còn nhỏ lẻ, chưa thật sự phát huy hết tiềm năng và giá trị đặc sắc của các loại hình văn hóa đang lưu giữ trong cộng đồng. Để loại hình du lịch cộng đồng phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh về tài nguyên du lịch, văn hóa bản địa của các dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền tây tỉnh Thanh Hóa, cần tính toán những tác động của hoạt động du lịch tới đời sống văn hóa của cộng đồng, làm thế nào để đồng bào vừa tham gia làm du lịch, phát triển kinh tế, vừa bảo tồn được văn hóa đặc sắc của địa phương… 

Đọc thêm