Thị trường sách: Thật - giả lẫn lộn

Thường đánh vào tâm lý của người mua, tìm mua được một cuốn sách với giá thấp hơn so với giá bìa, nên giới làm sách lậu đã có nhiều “chiêu” trong việc lừa dối khách hàng như: làm sách bắt mắt, tăng giá bìa... Chính điều đó đã làm cho thị trường sách khó có thể phân biệt đâu là giả, đâu là thật.

Thường đánh vào tâm lý của người mua, tìm mua được một cuốn sách với giá thấp hơn so với giá bìa, nên giới làm sách lậu đã có nhiều “chiêu” trong việc lừa dối khách hàng như: làm sách bắt mắt, tăng giá bìa... Chính điều đó đã làm cho thị trường sách khó có thể phân biệt đâu là giả, đâu là thật.

Sách giả-sách thật giống nhau

Người dân đến các hiệu sách chủ yếu là để đọc...

Cũng một cuốn sách, cùng một tác giả nhưng khi vào nhà sách giá  lại đắt hơn ở ngoài. Bởi sách giả thường được bày bán với giá giảm 30-50%. Thông thường, sách được bán với giá cao là sách thật khi những nhà làm sách phải trừ các chi phí về bản dịch, mua bản quyền hay chi phí xuất bản...

Nó khiến độc giả khó phân biệt đâu là sách thật, đâu là sách giả. Những cuốn sách “luộc”, sách giả được bày bán nhiều trên vỉa hè hoặc ở gần các trường đại học, nơi có đông sinh viên, nhưng lại eo hẹp về túi tiền.

Chẳng hạn như cuốn sách Đông Chu Liệt Quốc của tác giả Phùng Mộng Lan do Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây biên soạn, được bán trong nhà sách với giá 108.000 đồng, nhưng ở các quầy sách bày bán ở vỉa hè thì lại được giảm giá đến 30-40%, chỉ còn 65.000-70.000 đồng. Chính điều đó đã làm cho sách giả lại được chuộng hơn.

Trong khi, giá trị của cuốn sách này lại hoàn toàn không tương xứng, bởi sách giả thường được in trên chất liệu giấy mỏng, chữ nhòe, bìa xấu, sản phẩm của công nghệ copy, scan. Không mất tiền mua bản quyền, tiền dịch, tiền hiệu đính, biên tập, thiết kế, in ấn… mà những kẻ làm sách lậu vẫn bán giá bằng gần giá bìa sách thật sau khi đã chiết khấu cao. Như vậy, độc giả đã bị móc túi, bị lừa một cách quá tinh vi.

Giữa hai cuốn sách giả - sách thật, nếu không đặt cạnh nhau thì khó có thể phân biệt đâu là giả và đâu là sách thật, bởi chúng giống nhau từ màu sắc đến hình dáng.

Sách giả tràn lan

Theo khảo sát qua các điểm bán sách dạo, ven đường có thể thấy hơn 90% đầu sách được bày bán ngoài đường chủ yếu là sách giả. Tuy bắt mắt và màu sắc giống sách thật nhưng chất lượng sách in kém như giấy in mỏng, chữ nhòe... Nhưng để thu hút người mua, những điểm bày bán sách ven đường thường ghi tấm biển “Sách hạ giá 20-30%, thực tế lại dán tem giá cao nhưng lại bán với giá rẻ hơn. Vì vậy mà người mua thường chọn mua sách ở vỉa hè, và sách ở đây cũng bán được nhiều hơn. Do đó, sách giả ngày càng tràn lan trên thị trường, trong khi thực tế số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để mua một cuốn sách giả không rẻ hơn so với một cuốn sách thật. Bởi các hình thức tinh vi của những nhà làm sách lậu.

Hiện nay, cuộc chiến chống sách lậu - sách giả ngày càng trở nên quyết liệt khi mà hình thức làm giả, làm lậu ngày càng tinh vi hơn. Sách giả không chỉ làm tổn hại đến sự phát triển của những người làm sách chân chính, mà còn ảnh hưởng đến thị trường sách Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để chống lại vấn nạn này, ngoài sự mạnh tay của các cơ quan quản lý chuyên môn, có lẽ cần sự tỉnh táo của độc giả mới có thể loại trừ được phần nào  nạn sách giả tràn lan hiện nay.

Bài và ảnh: KIM OANH

Đọc thêm