Lợi ích nhóm, công ty gia đình, doanh nghiệp sân sau ngày càng lộ diện

(PLO) - Dẫn báo cáo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) nhận định tham nhũng vẫn đang là thách thức, bức xúc nhất xã hội hiện nay, sáng 30/10, ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An) đã chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.
ĐB Trần văn Mão (Nghệ An) chất vấn
ĐB Trần văn Mão (Nghệ An) chất vấn

ĐB Mão cho rằng, bên cạnh tham nhũng vặt, các vụ tham nhũng lớn, dưới hình thức nhóm lợi ích, sân sau, công ty gia đình, doanh nghiệp sân sau ngày càng lộ diện. Tình trạng này gây bất bình dư luận và là nguy cơ của nạn tham nhũng.

“Tôi đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và các giải pháp căn cơ để làm rõ. làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và các giải pháp căn cơ để làm rõ”, ĐB Mão nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thông tin, ngày 13/11 tới đây, Quốc hội sẽ có một ngày thảo luận báo cáo, trong đó có báo cáo PCTN.

Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, công tác PCTN được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và toàn dân quan tâm. Thời gian qua, với quyết tâm cao, quyết liệt thì tình hình tham nhũng được ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm. Thực tế đã làm được nhiều việc.

Theo Tổng Thanh tra, năm 2018 số lượng đơn, vụ việc tăng nhưng số vụ việc đông người không tăng như cùng kỳ năm 2017. Đã có nhiều giải pháp cải thiện tình hình, tổ chức tốt luật tiếp công dân. Theo ĐB, địa phương cần thực hiện tốt việc tiếp công dân ở địa phương, tránh kéo ra Hà Nội.

Tổng Thanh tra cũng cho rằng, tham nhũng vẫn là vấn đề hết sức phức tạp nên cần đẩy mạnh phòng chống.

Ông Khái nêu nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác tuyên truyền và hệ thống pháp luật, công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý.

Thời gian tới, Ban chỉ đạo Trung ương, Chính phủ quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh với nhiều giải pháp: Tiếp tục tuyên truyền pháp luật để người dân, cả hệ thống, cán bộ công chức nắm vững. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để đầy đủ, toàn diện, đảm bảo kiểm soát được hoạt động, lĩnh vực của người có trách nhiệm. Nhanh chóng sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng trong kỳ họp này, trong đó nhiều giải pháp và khắc phục hạn chế tồn tại nhất là xử lý tài sản không giải trình hợp lý. Tăng cường cả hệ thống chính trị vào cuộc giám sát, phát hiện, góp phần làm trong sạch bộ máy.

Đọc thêm