Thiếu giáo viên, Bộ Nội vụ phải chịu trách nhiệm

(PLO) - Phát biểu tại hội trường sáng nay (26/10), nhiều Đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề thiếu giáo viên hiện nay và trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong vấn đề này. 
Theo báo cáo, cả nước thiếu khoảng 76.000 giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non thiếu đến 43.732 giáo viên, tiểu học thiếu 18.953 giáo viên, THCS 10.143 giáo viên.
Theo báo cáo, cả nước thiếu khoảng 76.000 giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non thiếu đến 43.732 giáo viên, tiểu học thiếu 18.953 giáo viên, THCS 10.143 giáo viên.

"Đây là sự vận dụng cứng nhắc, máy móc"

Đại biểu Đinh Duy Vượt, tỉnh Gia Lai nhắc đến tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều tỉnh xong vẫn buộc phải cắt hợp đồng giáo viên, nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vì một số năm gần đây không được giao thêm biên chế, không được hợp đồng làm công việc chuyên môn.

“Đây là sự vận dụng cứng nhắc, máy móc không thực tế, vừa gây bức xúc trong đội ngũ giáo viên và hại đơn hại kép trước mắt cũng như lâu dài. Nguy cơ tái mù chỉ trong nay mai và đương nhiên thành quả xây dựng nông thôn mới, thành quả phổ cập giáo dục không thể vững chắc” – ông Vượt nói.

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai)
Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai)

Theo báo cáo cả nước thiếu khoảng 76.000 giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non thiếu đến 43.732 giáo viên, tiểu học thiếu 18.953 giáo viên, THCS 10.143 giáo viên.

Nhắc đến con số này, đại biểu Đinh Duy Vượt bày tỏ lo lắng việc thiếu giáo viên dẫn đến phải dồn ép học sinh, rất khó khả thi trong dạy 2 buổi trên ngày và bán trú. Địa bàn xa, giáo viên khó khăn trong đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

Cho dù một số nơi thừa cục bộ thì việc điều chuyển đi dạy cấp này sang cấp kia, môn này sang môn kia có cố gắng nhưng tính khả thi rất thấp.

“Chúng tôi trân trọng đề nghị Bộ Nội vụ cần xuống một số địa phương điển hình, vùng miền để khảo sát thực tiễn lắng nghe nhằm tham mưu cho Chính phủ giải quyết tốt kịp thời vấn đề này” – Đại biểu Vượt kiến nghị.

Giảm biên chế viên chức giáo dục cần lộ trình và phải cân nhắc kỹ

Cùng chung  quan điểm, Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu), Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho rằng, câu chuyện sắp xếp bộ máy, tinh gọn biên chế là cần thiết để giảm gánh nặng ngân sách, nhưng cần phải được tính toán kỹ càng. Không thể gộp các điểm trường ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa để các cháu phải đi học quá xa nhà. Không thể để tình trạng nhồi nhét 50-60 học sinh một lớp ở các thành phố, thị xã.

Theo phản ánh của các đại biểu, việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy là chủ trương, chính sách đúng, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhằm khắc phục những hạn chế của bộ máy. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể thiếu cơ sở pháp lý nên việc tổ chức thực hiện thời gian qua ở một số bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, lúng túng, mỗi nơi làm một cách khác nhau. 

Việc giảm đầu mối và tinh giản biên chế bộ máy còn mang tính cơ học, như sáp nhập cơ quan Đảng với cơ quan nhà nước; việc sáp nhập các phòng ban, sở ngành, một số tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp chưa được tính toán thấu đáo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật. Do vậy, đề nghị Chính phủ có sự chỉ đạo để thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

Đại biểu Tạ Văn Hạ
Đại biểu Tạ Văn Hạ

Cũng theo các đại biểu, thời gian qua tinh giản công chức thì tương đối thuận lợi, nhưng giảm biên chế viên chức, sự nghiệp, nhất là viên chức giáo dục thì cần lộ trình và cân nhắc kỹ. 

Thống kê chưa đầy đủ, vừa qua, ở 43 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã thiếu, thừa cục bộ giáo viên khoảng 76.000 người. Riêng giáo viên mầm non thiếu 44.000 người. Hiện chỉ có 2 tỉnh, thành phố trên cả nước có đủ giáo viên!

Đọc thêm