Thôn văn hóa Miếu Bông

Thôn văn hóa Miếu Bông nằm gần trung tâm xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, có 585 hộ với khoảng 2.860 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và một số hộ buôn bán nhỏ… Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã Hòa Phước, liên tục nhiều năm liền thôn Miếu Bông là đơn vị dẫn đầu nhiều phong trào về phát triển kinh tế, xã hội của xã, đặc biệt là điểm sáng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Khi đời sống văn hóa phát triển, người dân có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao.
Khi đời sống văn hóa phát triển, người dân có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao.

Thôn văn hóa Miếu Bông nằm gần trung tâm xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, có 585 hộ với khoảng 2.860 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và một số hộ buôn bán nhỏ… Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã Hòa Phước, liên tục nhiều năm liền thôn Miếu Bông là đơn vị dẫn đầu nhiều phong trào về phát triển kinh tế, xã hội của xã, đặc biệt là điểm sáng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng gia đình, làng văn hóa, thôn văn hóa Miếu Bông đã xây dựng được quy ước từ những năm đầu thực hiện phong trào. Liên tục các năm từ 2000 đến 2005, thôn luôn có số hộ đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ cao của xã và huyện. Giai đoạn 2006-2010 đạt trên 90%. Thông qua các phong trào, những cuộc vận động như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ủng hộ đồng bào bị thiên tai”, “Ngày vì người nghèo”, “Xây dựng nhà Đại đoàn kết”… đều được nhân dân tích cực tham gia thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu. Nhờ đó phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế ở địa phương.

Cấp ủy và chính quyền thôn xác định xây dựng thiết chế văn hóa, đời sống văn hóa phải gắn với phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng nhanh hộ khá, giảm hộ nghèo, phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em… Thôn đã xác định hoạt động văn hóa tại cộng đồng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, muốn làm được việc đó, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa đóng vai trò quyết định đến quy mô, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động, nhu cầu chất lượng hoạt động và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong thôn.

 

Chi bộ, Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể trong thôn đã ra nghị quyết xây dựng công trình Nhà văn hóa thôn theo hướng kiên cố, lâu bền với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn đã xây dựng kế hoạch, vận động các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác của mỗi người dân. Năm 2006 đã khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng công trình Nhà văn hóa thôn với diện tích sử dụng hơn 100m2, bao gồm nơi sinh hoạt và hội họp của các đoàn thể và nhân dân, sân cầu lông. Ngoài ra, thôn đã được dành riêng quỹ đất với diện tích hơn 1.000m2 để làm sân bóng đá, bóng chuyền phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập TDTT của nhân dân trong thôn. Thôn còn thành lập được CLB văn hóa - thể thao, CLB dưỡng sinh của Hội Người cao tuổi, CLB gia đình hạnh phúc của Hội Phụ nữ, duy trì hoạt động đều đặn, thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các CLB trong xã. Chi hội Khuyến học hoạt động hiệu quả, kịp thời động viên con em trong thôn vượt qua nghèo khó, học giỏi.

Kết quả đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn ở Miếu Bông. Nhân dân phấn khởi, đoàn kết, tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy dân chủ, các công việc của thôn, làng đều được bàn bạc, công khai, dân chủ với dân, người dân có ý thức tự quản, gắn kết cộng đồng, tăng cường gắn bó tình làng nghĩa xóm, thôn đã xây dựng được các tổ tự quản, tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải, qua đó vận động, đôn đốc mọi người nâng cao nhận thức, ý thức tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ được tổ chức nghiêm túc, văn minh, lành mạnh, tiết kiệm. Các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi, an ninh chính trị được giữ vững, công tác vệ sinh môi trường được bảo đảm… tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của địa phương đề ra.

Bài và ảnh:

VĂN NỞ

Đọc thêm