Cẩn trọng với vị ngọt trong sữa

(PLO) -Vì sức khỏe cộng đồng, các nhà sản xuất cần hướng tới việc sản xuất sữa giảm bớt vị ngọt. Bởi ngọt là nguyên nhân gây ra béo phì, thừa cân… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Cẩn trọng với vị ngọt trong sữa

Khẩu vị của người Việt Nam khá hảo ngọt. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, dường như mọi người dễ dàng chấp nhận đồ ăn có vị ngọt, đặc biệt là sữa. Những loại sữa có đường thường được người tiêu dùng lựa chọn hơn so với sản phẩm sữa ít đường hoặc không đường. Nắm bắt tâm lý ấy của người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được làm từ sữa có hàm lượng đường cao.

Thế nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe. PGS.TS Lê Bạch Mai cũng nhấn mạnh: Cần kiểm soát lượng đường trong sữa theo quy chuẩn, không nên đi theo thị hiếu chuộng ngọt của người tiêu dùng. Bởi đường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. 
PGS.TS Lê Bạch Mai (trái). Ảnh internet.
 PGS.TS Lê Bạch Mai (trái). Ảnh internet.

Chung quan điểm này, GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam nói: Hàm lượng đường trong sản phẩm sữa hiện nay khoảng 10%. Đây là tỷ lệ cao. Các nhà sản xuất sữa trong nước cần giảm hàm lượng đường trong sản phẩm sữa xuống còn 5 – 6%. 

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành của Vinamilk cho biết: “Hiện nay Vinamilk cũng đang hướng tới việc sản xuất các sản phẩm sữa ít đường, ít béo. Đối với sữa tươi sẽ giảm từ 5,5% hàm lượng đường xuống 4%. Dự kiến đợt tới, Vinamilk cũng tung ra thị trường nhiều sản phẩm ít đường, không đường kể cả sữa chua”.

Hiện nay, việc sử dụng sữa như một thực phẩm hàng ngày đang gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm sữa nước. Theo nghiên cứu của công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, các sản phẩm sữa nước giữ vị trí đầu trong ngành thực phẩm đồ uống với mức tăng trưởng 12% ở thành thị và 20% ở nông thôn. Sữa chua lên men tăng 15%... Riêng mặt hàng sữa bột, theo thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2014, sản lượng sản xuất tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2013./.
Chuyên mục Tiêu dùng & Dư luận của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng...

Mọi kiến nghị của độc giả xin liên hệ ĐDN: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com 

Đọc thêm