Hiểu đúng và đủ về Mã tiền, Mã tiền chế trong y học cổ truyền

(PLO) - Thời gian gần đây, có rất nhiều thông tin trái chiều, thậm chí là hiểu sai về vị thuốc Mã tiền và Mã tiền chế được sử dụng trong Y học cổ truyền. Việc nhầm lẫn tai hại này đã khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng và có những tác động không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của các công ty dược phẩm.

Hiểu đúng và đủ về Mã tiền, Mã tiền chế trong y học cổ truyền

Cần hiểu đúng và đủ…

Mã tiền là một dược liệu quý được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Hạt Mã tiền chưa qua chế được dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp và vị dược liệu này chỉ được dùng đường uống sau khi được bào chế đúng cách. 

Mã tiền chế còn có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng, chống viêm, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp. 

Tại buổi tọa đàm do Thương hiệu và Pháp luật đã tổ chức ngày 10/1/2017, GS.TS Phạm Thanh Kỳ - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội khẳng định: “Trong hạt Mã tiền có hoạt chất chính là strychnin. Strychnin có tính độc nhưng hàm lượng strychnin sau bào chế đã giảm, không còn độc tính mà chỉ có tác dụng điều trị bệnh. Do đó, Mã tiền chế an toàn đối với người bệnh”.

PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế phân tích hai vị Mã tiền và Mã tiền chế.
PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế phân tích hai vị Mã tiền và Mã tiền chế.

Cũng theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế-  nói thêm: “Đối với y học cổ truyền Mã tiền chưa chế biến thường chỉ dùng ngoài làm thuốc xoa bóp chữa nhức mỏi chân tay do thấp khớp, đau dây thần kinh, dùng dạng cồn thuốc, dùng riêng hoặc chế với ô đầu, phụ tử. Ngược lại với Mã tiền đã chế biến được dùng để chữa tiêu hóa kém, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh”…

Nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng khẳng định Mã tiền là vị thuốc quý trong điều trị các bệnh đau xương khớp và khi được bào chế và sử dụng đúng liều lượng thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Mã tiền chế trong dược phẩm có an toàn không?

Bên cạnh các ý kiến thảo luận và tư vấn của các chuyên gia về Mã tiền và Mã tiền chế, nhiều bạn đọc cũng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới việc thực phẩm chức năng sử dụng vị Mã tiền chế, một trong số đó là sản phẩm Viên khớp Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình. Liệu rằng, Mã tiền chế trong Viên khớp Tâm Bình có an toàn không?

Các vị khách mời đặt câu hỏi cho các chuyên gia.
Các vị khách mời đặt câu hỏi cho các chuyên gia.

Minh chứng là sản phẩm Viên khớp Tâm Bình đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp số đăng ký lần đầu năm 2011 và đăng ký lại năm 2014. Trước khi đưa vào sản xuất, Công ty Tâm Bình đã tiến hành thử độc tính cấp và bán trường diễn tại Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và được kết luận: Viên khớp Tâm Bình có độc tính rất thấp ở dưới ngưỡng phân loại. 

"Như vậy, có thể khẳng định, sản phẩm Viên khớp Tâm Bình không nằm trong nhóm sản phẩm có độc tính và an toàn đối với sức khỏe người bệnh’. Bà Lê Thị Bình - Tổng Giám đốc Công ty TNHHSX&TM Dược phẩm Tâm Bình khẳng định.

Các chuyên gia trả lời các câu hỏi.
Các chuyên gia trả lời các câu hỏi.

Đặc biệt, bà Lê Thị Bình còn chia sẻ thêm, công ty Tâm Bình đã tiến hành làm hồ sơ đăng ký mới và có thay đổi thành phần công thức của Viên khớp Tâm Bình. Cụ thể là thay thế vị “Mã tiền chế” bằng “Cao hy thiêm”. Ngày 3/7/2017, Công ty đã được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận công bố số 21245/2017/ATTP-XNCB.

Việc công ty Tâm Bình lựa chọn Cao hy thiêm để thay thế cho Mã tiền chế có liên quan đến nguồn cung dược liệu. Mã tiền là loại cây mọc hoang ở vùng núi cao. Hiện nay, khi diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp thì Mã tiền trong tự nhiên cũng đang dần cạn kiệt, khó thu mua, công ty không làm chủ được nguồn nguyên liệu cho sản xuất./.

Đọc thêm