Nguy cơ tiềm ẩn của trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ hiện rất phổ biến. Nếu biết cách, phụ huynh sẽ “chặt” được “mắt xích” trong vòng luẩn quẩn này, giúp bé lớn khỏe. Nhưng, nếu kéo dài, bệnh sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cân nặng, trí tuệ, chiều cao tương lai của trẻ.
Nguy cơ tiềm ẩn của trẻ biếng ăn
Suy dinh dưỡng
Đây là hệ quả dễ nhận thấy nhất do biếng ăn lâu ngày. Khi biếng ăn, trẻ không được cung cấp đủ vi chất, dưỡng chất cần thiết sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng chiều cao, cân nặng so với chuẩn quy định. Do đó, nếu trẻ bị biếng ăn trong 2 năm đầu đời dễ có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với bé ăn uống tốt.
Rối loạn tăng trưởng
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng: Có 6 nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ cần là: năng lượng (có trong gạo, bột mỳ, khoai, đường, mật…), nhu cầu về chất đạm (Protein), nhu cầu về chất béo (Lipid), nhu cầu về các loại vitamin, nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng, nhu cầu về nước.
Thế nhưng, ở những trẻ biếng ăn, các nhu cầu này thường xuyên không được đảm bảo, thậm chí còn bị thiếu hụt. Đây chính là nguyên nhân gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể trẻ như: quáng gà, chậm lớn (do thiếu vitamin A); thiếu máu (do thiếu sắt); làm sụt cân, ngừng lớn, mỡ hóa gan, rối loạn nội tiết (do thiếu chất đạm (Protein)),... Thể trạng vì thế cũng trở nên còi cọc, thấp bé hơn so với các trẻ khác đồng trang lứa.
Chậm phát triển trí thông minh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định: Ngoài chiều cao, biếng ăn sẽ khiến trẻ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não bao gồm: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt…
Khi không được đảm bảo về mặt dinh dưỡng cho cơ thể, khả năng học tập của trẻ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Theo ghi nhận của WHO, chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với trẻ ăn uống tốt. Sự thua thiệt này ảnh hưởng tới 5 năm phát triển tiếp theo của trẻ.
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: biếng ăn gây thiếu máu do thiếu sắt cũng làm giảm chỉ số thông minh của trẻ khi nhỏ và làm giảm 2,5% năng suất lao động khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Suy giảm hệ miễn dịch
Biếng ăn là nguyên nhân nhanh nhất khiến cho sức đề kháng của trẻ bị suy giảm. Khi suy giảm hệ miễn dịch, trẻ biếng ăn sẽ dễ bị ốm hơn, số ngày bệnh cũng nhiều hơn và nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy) hay bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi,… cũng cao hơn so với trẻ bình thường.
Rối loạn chỉ số cảm xúc
Trẻ có chỉ số cảm xúc (EQ) cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Thế nhưng, ở trẻ biếng ăn, chỉ số EQ lại tương đối thấp. Do không đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nên trẻ biếng ăn thường có xu hướng thụ động, sống thu mình, khó hòa nhập,… lâu dài dễ dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.
Vì thế, ngay khi con có những dấu hiệu biếng ăn (ngậm, bữa ăn kéo dài, không tăng cân nhiều tháng…), cha mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu thông qua các bữa ăn đa dạng. Đồng thời, cần tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ bằng cách bổ sung enzym tiêu hóa (Lipase, α- Amylase, Protease, Lactase…), kết hợp với chất xơ (Inulin và FOS) cùng các vitamin nhóm B. Đây là những thành phần giúp cho quá trình chuyển hóa thức ăn (đường, đạm, béo,….) thành chất dễ hấp thu diễn ra hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để trẻ ăn uống ngon miệng và dễ dàng hơn, phụ huynh tuyệt đối không thể quên 2 vi chất quan trọng giúp tăng khả năng hấp thu và kích thích sự thèm ăn ở trẻ là Kẽm và Selen (tốt nhất là nguồn gốc thực vật). Tuyệt đối không để tình trạng biếng ăn kéo dài, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sự phát triển thể chất và trí lực sau này của trẻ.

Đọc thêm