Tìm ra “chất lạ” trong ong, bướm có thể ngăn cản sự phát sinh của virus zika

(PLO) -Zika đã được xem là loại virus dẫn tới bệnh đầu nhỏ và sự bế tắc của y khoa. Sự bế tắc này chỉ được khơi thông khi nhóm nghiên cứu tại Wisconsin - Madison tìm ra vi khuẩn Wolbachia.
Tìm ra “chất lạ” trong ong, bướm có thể ngăn cản sự phát sinh của virus zika

Phát hiện kỳ lạ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin – Madison, khoa thú y (SVM) đã phát triển một trong những mẫu chuột thí nghiệm đầu tiên cho việc nghiên cứu về Virus Zika. Mẫu chuột này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức gây bệnh của Virus và hỗ trợ trong việc phát triển các hợp chất kháng Virus, bào chế vắc-xin.

Matthew Aliota – trợ lý cho các nhà khoa học tại SVM, tác giả chính của nghiên cứu về mô hình được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases ngày 19.4 cho biết:

“Các công cụ không có sẵn cho những người có khả năng thử nghiệm thuốc kháng Virus và vắc-xin chống lại Virus Zika. Chúng ta chỉ có thể sử dụng chuột làm thí nghiệm, nhưng nó cho phép chúng ta kiểm tra vắc-xin cùng các bệnh lý trong não bộ con người. Đặc biệt là bào thai”.

Cách đây không lâu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cũng đã xác nhận Virus Zika có liên quan tới việc phát triển thai nhi, bao gồm cả tật đầu nhỏ (kích thước não bộ nhỏ và khả năng nhận thức kém trẻ bình thường khoảng 20 lần – PV) và một số bằng chứng về tác dụng thần kinh ở người lớn.

Hiện nay, một sự thật khủng khiếp khác được các nhà nghiên cứu tiết lộ là Virus Zika còn có thể lây lan qua đường tình dục. "Thật đáng sợ khi biết quá ít về điều gì đó mà có thể rất nghiêm trọng. Việc học làm thế nào mà ứng dụng các mẫu nghiên cứu trên động vật có thể chống lại dịch bệnh khiến cho quá trình này trở nên cấp bách hơn”, Madison, đồng tác giả trong nghiên cứu bộc bạch.

Theo đó, các mẫu thử nghiệm đã tiết lộ nhiều hạn chế, song nhờ vậy nó cũng đã chỉ ra được sự khác biệt giữa động vật và con người. Sự khác biệt này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm các cách tiếp cận với nhiều loại Virus khác như sốt xuất huyết nhằm xem xét cơ chế phản ứng với Zika.

Trong nghiên cứu này, một khi những con chuột đã bị nhiễm Virus Zika, 100% chúng sẽ chết trong vòng một tuần, đây là hiệu ứng chưa tìm thấy ở người. Các nhà nghiên cứu kiểm tra tác động của Virus trong các cơ quan khác nhau như: gan, não, lá lách, thận, ruột, tim, phổi và xương.

Tất cả đều có sự xuất hiện của Virus này, nhưng nó chỉ gây ra bệnh lý ở não và cơ xương với triệu chứng như: viêm màng não, thâm nhiễm tế bào và hoại tử.

Ngoài việc cung cấp cơ hội cho giới nghiên cứu tìm ra vắc-xin, thử nghiệm còn dành cho họ hiểu về cách thức Virus hoạt động, bao gồm cả việc chúng có thể tạo ra các bản sao và lây lan trong mô não. Emma Walker – nghiên cứu sinh trong SVM lý giải:

“Mọi người có thể dễ dàng thấy sự ảnh hưởng của Virus Zika trên bản tin nhưng liệu có ai tự hỏi tại sao không có ai đưa ra một loại vắc-xin nào. Trước đây chưa thực sự có nghiên cứu nào về Virus Zika, có nhiều áp lực chỉ dể tìm hiểu những điều cơ bản như cách thức nó hoạt động trước khi có thể tìm ra cách chữa trị”.

Trong một thời gian ngắn, nhóm nghiên cứu đã thu được số lượng thông tin đáng ngạc nhiên về Zika khi thực hiện trên nhiều khía cạnh. Với nguồn lực sẵn có tại Wisconsin – Madison, tốc độ nghiên cứu về Zika đã được đẩy nhanh hơn, biến ngôi trường này thành trung tâm nghiên cứu về Zika.

"Thật đáng sợ cho những người sống chung với nó, mục tiêu của chúng tôi là giải thích những gì tìm ra trong lĩnh vực này. Và những tác động trực tiếp như vậy không thường xuyên xảy ra”, Aliota nói.

Vi khuẩn kỳ lạ có thể chặn Zika

Sau những khám phá ban đầu của nhóm Aliota, một nhóm khác trong trường Wisconsin – Madison cũng vừa công bố phát hiện về loại vi khuẩn lành tính có trong ong, bướm có thể ngăn chặn muỗi Aedes aegypti lây lan Virus Zika từ người sang người.

Tên khoa học của nó là Wolbachia pipientis một chi của chủng khuẩn gây nhiễm ở các loài động vật chân đốt, thậm chí ở một số loại tuyến trùng. Là loại khuẩn ký sinh phổ biến nhất trên thế giới và có lẽ là loài ký sinh trùng có khả năng tái sinh sản phổ biến nhất trong sinh quyển. Sự tương tác của nó với vật chủ khá phức tạp, trong một vài trường hợp chúng đã tiến hóa để cộng sinh hơn là ký sinh.

Đợt thử nghiệm trên muỗi Aedes aegypti với các vi khuẩn Wolbachia hiện đang được thực hiện ở Colombia, Brazil, Australia, Việt Nam và Indonesia để kiểm soát sự lây lan của Virus sốt xuất huyết với hy vọng mở rộng phạm vi hoạt động của Virus Zika dựa trên những báo cáo của WHO.

Hiện loại Virus này đã ảnh hưởng đến 39 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Mỹ. Dự kiến sẽ có khoảng 4 triệu người nhiễm bệnh vào cuối năm nay. Nó góp phần gia tăng nhiều trường hợp rối loạn thần kinh được gọi là hội chứng Guillain-Barre.

Dẫn đầu nghiên cứu của mình về chương trình loại bỏ sốt xuất huyết (EDP), giáo sư Jorge Osorio và đồng nghiệp tại Wisconsin – madison, giáo sư Scott O’neill tin rằng vi khuẩn có thể xuất hiện “một cơ chế kiểm soát tiểu thuyết sinh học”. 

“Trong hai điểm nghiên cứu ban đầu của chúng tôi tại Úc, khoảng 90% số muỗi nhiễm Wolbachia sau khi phát tán hơn sáu năm trước” - Giáo sư O'Neill nói. Trong nghiên cứu này, nhóm lây nhiễm chuột với Virus Zika được phân lập từ bệnh nhân, khoảng 2 -3 ngày sau đó, cho những con muỗi bắt từ Medellin, Columbia ăn máu của chuột – mật độ Virus trong máu tương tự như con người.

Sau khoảng 17 ngày, nhóm nghiên cứu kiểm tra và phát hiện ra rằng: những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ít có khả năng nhiễm Virus Zika. Đặc biệt, Virus Zika không có khả năng lan truyền trong nước bọt.

Wolbachia pipientis có thể được tìm thấy trong khoảng 60% các loài côn trùng trên toàn thế giới, bao gồm cả bướm và ong. Nhưng lại không tìm thấy ở muỗi Aedes aegypti – loài cũng có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết, Virus sốt vàng và sốt Chikungunya – đau đầu, cơ, khớp và phát ban.

Theo giáo sư O’Neill, những phát hiện đầu năm 1990 về muỗi có thể là sự mở đầu cho thí nghiệm trên muỗi trong phòng thí nghiệm và ngăn chặn sự lây lan của Virus sốt xuất huyết. Bởi vì, Virus Zika cùng họ với Virus sốt xuất huyết nên vi khuẩn Wolbachia có thể giải quyết vấn đề lây nhiễm của cả hai loại Virus này.

EDP hy vọng sẽ có hơn 80 %quần thể muỗi Aedes aegypti trong khu vực nghiên cứu chứa vi khuẩn Wolbachia. Sự phát hiện này cho tới thời điểm hiện tại đã mang tính đột phá rõ rệt, giải quyết bế tắc của giới khoa học khi chưa tìm ra hướng cũng như cách tiếp cận để điều chế vắc-xin và thuốc kháng Virus Zika.

Virus Zika được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1947 tại rừng Zika ở Uganda. Trong năm 2014, chúng phát triển ở Châu Phi, Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương – nhưng mức độ gây bệnh rất hạn chế.

Loại Virus này lây truyền qua muỗi và thường gây các triệu chứng nhẹ giống như cúm, ngoài ra không có triệu chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào năm 2015, Zika đã bắt đầu lây nhiễm tại Đông Bắc Brazil với con số chưa từng có, sau đó lan rộng khắp Châu Mỹ.

Các nhân viên y tế công cộng ở Hoa Kỳ đã cố gắng tìm mọi cách khắc phục tình hình dịch bệnh và xác nhận chủng muỗi chứa Virus Zika là Aedes aegypti đang phát triển nhanh chóng tại khu vực phía Nam Hoa Kỳ. 

Đọc thêm